Học và làm theo Bác ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Trong 5 năm qua, huyện Quế Phong đã tập trung thực hiện Chỉ thị 05 gắn với các phong trào thi đua ở địa phương. Nhiều mô hình, cách làm mới, nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong học tập theo Bác có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng...

Cụ thể hóa bằng hành động

Chi bộ bản Pà Khốm, xã Tri Lễ - là bản người Mông với 93 hộ, với 524 nhân khẩu, nhận thấy việc quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết, chi bộ đã họp bàn và ra Nghị quyết chuyên đề về công tác quản lý rừng, bảo vệ môi trường; nhất là vấn đề bảo vệ và phát triển cây măng đắng ở khu vực giáp bản.

Để Nghị quyết đi vào cuộc sống, Chi bộ bản Pà Khốm giao trách nhiệm cho từng cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động từng hộ gia đình ký cam kết và triển khai thực hiện.

Măng đắng mang lại nguồn thu nhập khá cao cho đồng bào các bản Mông xã Tri Lễ. Ảnh: Ngọc Tăng
Măng đắng mang lại nguồn thu nhập khá cao cho đồng bào các bản Mông xã Tri Lễ. Ảnh: Ngọc Tăng

Ông Xồng Gia Pó - Bí thư Chi bộ bản Pà Khốm cho hay: Trước đây ý thức, trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng của người dân còn hạn chế, đặc biệt cây măng đắng thường xuyên bị chặt phá để đốt nương làm rẫy. Từ khi chi bộ ban hành Nghị quyết chuyên đề riêng, cây măng đắng ngày càng được phủ xanh quanh khu vực bản; các thương lái tìm đến thu mua ngày càng nhiều, giá thành lại cao.

Từ đó, bà con đã ý thức được việc bảo vệ rừng, phát triển cây măng đắng một phần đem lại hiệu quả kinh tế, một phần bảo vệ môi trường, tạo không khí trong lành. Nay rừng măng đắng của bản Pà Khốm đã tăng diện tích từ 5,3 ha vào năm 2018  lên 11,7 ha. Trong đó, một số hộ như Thò Nhia Thông, Già Y Chò, Và Chia Nênh… có từ 1 -1,5 ha rừng măng đắng, cho thu hoạch mỗi năm từ 9-12 tấn, giá bình quân từ 8.000 -12.000 đồng/kg.

Bản Pà Khốm, là 1 trong 5 bản người Mông thuộc xã Tri Lễ (Quế Phong), nơi đây có độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển quanh năm có không khí mát mẻ. Ảnh: Đức Anh
Bản Pà Khốm, là 1 trong 5 bản người Mông thuộc xã Tri Lễ (Quế Phong), nơi đây có độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển, quanh năm có không khí mát mẻ. Ảnh: Đức Anh

“Việc cụ thể hóa việc thực hiện Chỉ thị 05 bằng Nghị quyết chuyên đề đến nay đã cho thấy hiệu quả trong sự thay đổi về nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn”- Bí thư Chi bộ Xồng Gia Pó bày tỏ.

Còn ở xã Tiền Phong l - xã cửa ngõ của huyện Quế Phong có 12 thôn, bản, với 2.296 hộ và 10.265  nhân khẩu, năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã là 47,5%, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Bởi vậy, việc thực hiện Chỉ thị 05 được gắn với các phong trào, mô hình cụ thể, góp phần phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo như: Mặt trận Tổ quốc với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Hội Phụ nữ với các mô hình như “Tổ phụ nữ tiết kiệm”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”; Hội Cựu chiến binh tổ chức tốt phong trào “Nghĩa tình đồng đội”, “Cựu chiến binh phát triển kinh tế”; Hội Nông dân gắn việc học tập làm theo Bác với thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; Đoàn Thanh niên với phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp phát triển kinh tế…

Nhờ sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, giai đoạn 2016-2020, xã Tiền Phong giảm được 542 hộ nghèo. Đến nay, số hộ nghèo toàn xã còn 522 hộ, chiếm tỷ lệ 22,46% (giảm 25,04% so với năm 2016.

Giao dịch tại bộ phận một cửa tại UBND xã Tiền Phong huyện Quế Phong. Ảnh tư liệu
Giao dịch tại bộ phận một cửa tại UBND xã Tiền Phong, huyện Quế Phong. Ảnh tư liệu

Không chỉ có tập thể địa phương, đơn vị mà cá nhân cán bộ, đảng viên, người dân cũng đã chủ động lựa chọn nội dung “làm theo” phù hợp với chuyên môn, năng lực, sở trường của từng người.

Đối với em Hồ Đình Trung, làm theo lời Bác Hồ dạy, chính là phải nỗ lực, kiên trì trong rèn luyện và học tập “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”. Nhờ chăm chỉ và quyết tâm, Trung đã đạt danh hiệu Học sinh giỏi toàn diện trong suốt 12 năm học; giành giải Ba cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh năm học 2018-2019; đạt HCV 2 nội dung Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh năm học 2019-2020; danh hiệu học sinh “Ba tốt” cấp Trung ương năm học 2019-2020; giải Nhì học sinh giỏi tỉnh môn Tin học năm học 2020-2021 và được tuyển thẳng vào Trường Đại học Ngoại Thương – ngành Tài chính quốc tế.

Đồng chí Trương Minh Cương- Bí thư huyện ủy Quế Phong trao tặng Bằng khen của Tỉnh Ủy và Chủ tịch UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 05
Đồng chí Trương Minh Cương- Bí thư Huyện ủy Quế Phong trao tặng Bằng khen của Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 05. Ảnh: Kim Nguyên

Còn đối với anh Đinh Bá Cương (SN 1984), đảng viên Chi bộ khối Bắc Sơn - người vinh dự nhận Bằng khen cấp tỉnh vì thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 05 thì “Học tập và làm theo Bác chính là mỗi đảng viên phải gương mẫu “Nói đi đôi với làm”.

Trên cương vị là đại biểu HĐND, Ủy viên Ủy ban MTTQ thị trấn Kim Sơn, thông qua tiếp xúc với nhân dân, anh Cương đã giúp bà con hiểu rõ hơn đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền cơ sở, giảm thiểu tối đa việc khiếu kiện, khiếu nại lên các cấp trên. Giai đoạn 2018 – 2020, anh xây dựng và tham gia thực hiện dự án “Mô hình trang trại chăn nuôi lợn đen, gà bản địa”, đi đầu để gây dựng phong trào đảng viên gương mẫu phát triển kinh tế tư nhân, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Từ năm 2016 đến nay, toàn huyện Quế Phong có 18.851/19.577 lượt cán bộ, đảng viên đăng ký làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác đạt 96,3%. Riêng  năm 2021 là: 5.226 /5.332 đồng chí (98%).

Sâu sát, kịp thời

Trong 5 năm qua, Thường trực Huyện ủy Quế Phong đã chỉ đạo BTV Huyện ủy kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Trong đó, yêu cầu UBND huyện, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, các TCCS Đảng xây dựng kế hoạch làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; bổ sung vào chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Gắn việc thực hiện nhiệm vụ chính trị với việc giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Thị trấn Kim Sơn ( Quế Phong). Ảnh tư liệu Sách Nguyễn
Thị trấn Kim Sơn (Quế Phong). Ảnh tư liệu Sách Nguyễn

Nổi bật như: Tập trung giải quyết nợ đọng tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư; tuyên truyền Luật Khoáng sản và công tác quản lý tài nguyên cho nhân dân, đặc biệt là 2 xã Quang Phong và Cắm Muộn; tiếp tục phát triển các mô hình phát triển kinh tế phù hợp tại các địa phương (sản xuất rau sạch, trồng cỏ nuôi trâu, bò nhốt, nuôi gà đen, cá lồng, trồng lúa chịu lạnh Japonica, chanh leo, cây dược liệu, chè hoa vàng...) góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Các mô hình
Các mô hình phát triển kinh tế ở Quế Phong. Ảnh tư liệu

BTV Huyện ủy cũng đã chỉ đạo các TCCS Đảng, cơ quan, đơn vị xác định rõ các nội dung đột phá, trách nhiệm cá nhân nhất là người đứng đầu trong triển khai thực hiện. Nhiều cơ quan, đơn vị đã thể hiện sự năng động sáng tạo, quyết tâm thực hiện chỉ thị bằng nhiều cách làm thiết thực, hiệu quả.

Xã Mường Nọc
Xã Mường Nọc  xây dựng mô hình "Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ". Ảnh: Phong Quang

Nổi bật như mô hình "Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ” của Đảng bộ xã Mường Nọc; ‘‘Phụ nữ tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới” của Chi hội Phụ nữ bản Mường Piệt, xã Thông Thụ; ‘‘Chung sức xây dựng nông thôn mới”, ‘‘Nâng bước chân em đến trường” của Đảng bộ Quân sự huyện; ‘‘Kính trọng, lễ phép khi tiếp xúc với dân” của Chi bộ Cảnh sát giao thông thuộc Đảng bộ Công an huyện; ‘‘Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường” của Đảng bộ BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt...

Trao giấy khen cho tập thể, cá nhân xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 05. Ảnh: Kim Nguyên
Trao Giấy khen cho tập thể, cá nhân xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 05. Ảnh: Kim Nguyên
Trong 5 năm thực hiện Chỉ thị 05,  toàn huyện có 109 tập thể và 198 cá nhân tiêu biểu được biểu dương, khen thưởng cấp huyện và cơ sở, trong đó, có 27 mô hình tập thể, 26 cá nhân điển hình tiêu biểu được biểu dương, khen thưởng ở cấp huyện; có 5 tập thể, 8 cá nhân đề nghị tỉnh biểu dương, khen thưởng, 2 tập thể và 2 cá nhân được Tỉnh ủy, UBND tỉnh biểu dương, khen thưởng.

Ông Trần Ngọc Quế - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Quế Phong cho hay: Từ những kết quả đạt được, BTV Huyện ủy tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tìm tòi cách làm hay, sáng tạo phù hợp thực tế để xây dựng các mô hình, triển khai các phần việc cụ thể. Huyện cũng xác định chọn 4 đơn vị chỉ đạo điểm trong thực hiện Chỉ thị 05 gồm (Đảng bộ xã Đồng Văn, Mường Nọc, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Trung tâm Y tế huyện).

gười dân xã Hạnh Dịch đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ thế năng suất lúa của người dân đã được cải thiện đáng kể. Ảnh: Thành Cường
Người dân xã Hạnh Dịch đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ thế năng suất lúa của người dân đã được cải thiện đáng kể. Ảnh tư liệu: Thành Cường

Đồng thời, tiếp tục phân công cán bộ, đảng viên các ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể từ huyện về cơ sở giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Tin mới