Hội quăng chài của người dân vùng rốn vàng Nghệ An

(Baonghean.vn)- Sau Tết, người dân vùng rốn vàng xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương (Nghệ An) rủ nhau xuống dòng Chà Hạ quăng chài, bắt cá như ngày hội.
Đã từ rất lâu, cứ vào mùa Xuân, người dân đồng bào Thái, xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương lại hò nhau xuống dòng Chà Hạ để quăng chài bắt cá. Có những hôm, số này có thể lên đến hàng chục hàng trăm người.
Chà Hạ là con suối chảy dọc xã Yên Tĩnh - vùng đất được gọi là rốn vàng của Nghệ An. Một thời gian, lòng suối bị đào khoét nham nhở, nước khe đỏ quạch vì vàng tặc. Sau khi chính quyền ráo riết truy đuổi, dòng suối Chà Hạ dần hồi sinh. Sau Tết Mậu Tuất 2018, người dân xã Yên Tĩnh lại cùng nhau xuống suối quăng chài như ngày hội. Ảnh: Hồ Phương
Hoạt động này chủ yêu là những người đàn ông thanh niên, họ có sức khỏe, sự bền bỉ dẻo dai ngâm mình dưới nước hàng giờ đồng hồ để bắt cá.
Mỗi nhà đều có từ 1 đến 2 người mang chài đi bắt cá. Để bắt được cá dưới dòng Chà Hạ, họ phải ngâm mình dưới nước hàng giờ đồng hồ dưới nước. Ảnh: Hồ Phương
Trong số những người đi quăng chài còn có cả những ông già, đã lên chức ông từ lâu năm vẫn tham gia. Họ là những người gắn bó với tục này từ rất lâu rồi. Người dân xã Yên Hòa cho biết, ngày xưa, dòng Chà Hạ có rất nhiều cá, vào mùa cá đẻ, đàn cá vật lộn khiến cho những con chó của gia đình họ cũng hoảng sợ và cắn inh ỏi khắp vùng.
Trong số những người đi quăng chài còn có cả những ông già. Họ gắn bó với bao mùa quăng chài trên dòng khe này. Người dân cho biết, ngày xưa, dòng Chà Hạ có rất nhiều cá, nhưng nay thì ít hơn. Ảnh: Hồ Phương
Có cả những người phụ nữ cũng tham gia quăng chài.
Một phụ nữ cũng tham gia quăng chài. Ảnh: Hồ Phương
Kinh nghiệm của những người đi quăng chài cho biết, sau khi quăng chài xuống sông, người thợ phải hết sức nhẹ nhàng để tuốt chiếc chài của mình. Công đoạn này như một cuộc đấu trí giữa con cá nằm trong chài và người thợ. Nếu ai vội vàng nâng chài sẽ để tuột mất vận may của mình chỉ trong gang tấc. Cá càng to thì cần phải càng cẩn thận và chậm rãi.
Sau khi quăng chài, người thợ phải hết sức nhẹ nhàng để tuốt chài. Ảnh: Hồ Phương
Có những nơi dòng sông sâu, người thợ chài cần phải lặn xuống để “khảo sát” mẻ chài mà mình vừa quăng. Nếu có cá, người thợ chài cũng cần phải lặn tiếp xuống để cầm lấy “vận may” mang lên.
Có những nơi giữa dòng sâu, người thợ chài cũng cần phải có 2 lần lặn xuống. Lần thứ nhất để cần “khảo sát” mẻ chài mà mình vừa quăng. Nếu có cá, người thợ chài cũng cần phải lặn tiếp xuống để mang lên. Ảnh: Hồ Phương
Hai người thợ đi quăng chài chi nhau điêu thuốc lá giữa dòng Chà Hạ.
Hai người đàn ông này cùng chia nhau điếu thuốc lá giữa dòng Chà Hạ. Ảnh: Hồ Phương
Niềm vui vô bờ bến của người đàn ông khi vừa quăng được một con cá khá lớn. Anh: Lâm Văn Đặng (sn 1995), trú tại  cho biết, những người đi quăng chài ở xã Yên Tĩnh đang sử dụng 2 loại chài, chài cỡ nhỏ và chài cước lớn. Chài nhỏ chỉ dùng cho việc bắt cá nhỏ và chài cước dùng để bắc cá to.
Niềm vui của người dân sau một mẻ chài. Ảnh: Hồ Phương
Một thợ chài vui vẻ khi vừa bắt được con cá mát trên dòng Chà Hạ. Theo một số người dân trong vùng cho biết, từ khi người dân không còn khai thác vàng, các đã bắt đầu “trở lại” với dòng khe này.
Người dân trong vùng cho biết, đã có một thời gian dòng Chà Hạ đục ngầu ô nhiễm, không còn tôm cá bởi nạn khai thác vàng bừa bãi. Từ khi các hoạt động trái phép này dừng hoạt động, dòng Chà Hạ đã bắt đầu trở lại xanh trong, tôm cá cũng theo đó mà về trong đó có những loài cá đặc sản như cá mát, cá lăng. Ảnh: Hồ Phương
Buổi quăng chài sẽ diễn ra vào khoảng 3 đến 4h đồng hồ. Sẽ có người nặng vai và cũng có người không được gì nhưng mọi người đều hết sức vui vẻ. Sản phẩm đánh bắt về cho người dân đồng bào Thái nơi đây một bữa với những món ăn từ cá rất ngon lành.
Buổi quăng chài sẽ diễn ra vào khoảng 3 đến 4h đồng hồ. Sẽ có người nặng vai và cũng có người không được gì nhưng mọi người đều hết sức vui vẻ. Sản phẩm đánh bắt về được chế biến thành nhiều món cá ngon lành. Ảnh: Hồ Phương

Tin mới