Hội thảo 'Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai với Đảng bộ và nhân dân Nghệ An'

(Baonghean.vn) - Sau Hội thảo về đồng chí Chu Huy Mân, chiều 2/10, tại TP. Vinh tiếp tục diễn ra Hội thảo khoa học “Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai với Đảng bộ và nhân dân Nghệ An” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp Viện Hồ Chí Minh và các vị lãnh tụ của Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.

PGS.TS Phạm Ngọc Anh - Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các vị lãnh tụ của Đảng; TS Lý Việt Quang  -Phó Viện trưởng và đồng chí Kha Văn Tám - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội thảo.

Tham dự Hội thảo có các nhà nghiên cứu, cán bộ, chuyên viên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đại diện Trường Đại học Vinh, Trường Chính trị tỉnh, Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Bảo tàng Xô viết Nghệ - Tĩnh và gia đình đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Công Kiên
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Công Kiên

Tại hội thảo, các đại biểu được nghe báo cáo về tiểu sử, quá trình hoạt động cách mạng và những đóng góp to lớn cho cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai. Đáng chú ý là giai đoạn đồng chí là Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn (1937 - 1941), là nữ chiến sỹ cách mạng kiên cường, ưu tú, trọn đời phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp của Đảng và dân tộc Việt Nam.

Thạc sỹ Ngô Bá Cường - Giảng viên Trường Chính trị tỉnh Nghệ An trình bày tham luận về vai trò của truyền thống văn hóa, cách mạng quê hương xứ Nghệ với sự hình thành lý tưởng cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh: Công Kiên
Thạc sỹ Ngô Bá Cường - Giảng viên Trường Chính trị tỉnh Nghệ An trình bày tham luận về vai trò của truyền thống văn hóa, cách mạng quê hương xứ Nghệ với sự hình thành lý tưởng cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh: Công Kiên

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai (1910 - 1941), tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh ra tại xã Vĩnh Yên, thành phố Vinh (Nghệ An). Năm 1926, ở tuổi 16, Nguyễn Thị Minh Khai bắt đầu tham gia Hội Phục Việt - một tổ chức yêu nước ở vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, bà trở thành đảng viên, được cử sang Hương Cảng (nay là Hồng Kông) giúp việc cho cơ quan Đảng. Đồng chí bị địch bắt ngày 30/7/1940, bị thực dân Pháp kết án tử hình và xử bắn tại Hóc Môn ngày 28/8/1941. 

c
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai và bà Crup-xkai-a (vợ Lê Nin) tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7 năm 1935. Ảnh tư liệu

Tham luận của các đại biểu và nhà nghiên cứu tập trung vào các vấn đề: Ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, cách mạng Nghệ An với sự hình thành lý tưởng cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai; Nơi đồng chí sinh sống trong 9 năm đầu tiên; Những hoạt động yêu nước của đồng chí trên địa bàn Nghệ An; Đảng bộ và nhân dân Nghệ An với việc học tập, phát huy tấm gương cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai.

TS Lý Việt Quang đánh giá cao công tác phối hợp và ý kiến tham luận của các nhà nghiên cứu, làm nổi bật được vai trò, vị trí của quê hương Nghệ An đối với sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai.
TS Lý Việt Quang đánh giá cao công tác phối hợp và ý kiến tham luận của các nhà nghiên cứu, làm nổi bật được vai trò, vị trí của quê hương Nghệ An đối với sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai. Ảnh: Công Kiên

Phát biểu kết luận, TS Lý Việt Quang đánh giá cao công tác phối hợp và ý kiến tham luận của các nhà nghiên cứu, làm nổi bật được vai trò, vị trí của quê hương Nghệ An đối với sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai. Đồng thời, khẳng định tình cảm của đồng bào tỉnh nhà dành cho nữ chiến sỹ cách mạng kiên trung, bất khuất của Đảng và của dân tộc./.

Công Kiên

TIN LIÊN QUAN

Tin mới