Hội thảo khoa học 'Đồng chí Lê Hồng Sơn với cách mạng và quê hương Nghệ An'

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Hồng Sơn với sự nghiệp cách mạng và quê hương Nghệ An” đã tôn vinh và ghi nhận đầy đủ hơn những cống hiến của đồng chí Lê Hồng Sơn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đây cũng là dịp đưa ra các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các di tích liên quan đến đồng chí trên quê hương Nam Đàn.

Sáng 15/7, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND huyện Nam Đàn tổ chức Hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Hồng Sơn với cách mạng và quê hương Nghệ An”.

Dự hội thảo, về phía Trung ương có các đại biểu: PGS.TS Lý Việt Quang – Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng; PGS.TS Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia.

Về phía tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Trần Thị Mỹ Hạnh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; Hoàng Văn Nhiên – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh; đại diện Sở Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Chính trị tỉnh, UBND huyện Nam Đàn cùng các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Thanh Quỳnh

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Thanh Quỳnh

Chiến sĩ cộng sản kiên trung

Đồng chí Lê Hồng Sơn có tên khai sinh Lê Văn Phơn (thường gọi là Lê Văn Phan). Sinh năm 1899, trong một gia đình nhà Nho nghèo tại làng Xuân Hồ, tổng Xuân Liễu, nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng.

Năm 1920, đồng chí từ giã gia đình, quê hương lên đường sang Trại Cày, Thái Lan (một cơ sở yêu nước của người Việt Nam do cụ Phan Bội Châu và Đặng Thúc Hứa gây dựng) và đổi tên là Lê Hồng Sơn. Sau đó, đồng chí Lê Hồng Sơn được đồng chí Đặng Thúc Hứa gửi sang Hải Nam (Trung Quốc) học tập. Cuối năm 1920, đồng chí Lê Hồng Sơn đến Quảng Châu.

Các đồng chí: PGS.TS Lý Việt Quang – Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng; PGS.TS Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia; Trần Thị Mỹ Hạnh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đồng chủ trì hội nghị. Ảnh: Thanh Quỳnh

Các đồng chí: PGS.TS Lý Việt Quang – Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng; PGS.TS Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia; Trần Thị Mỹ Hạnh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đồng chủ trì hội nghị. Ảnh: Thanh Quỳnh

Trong suốt 13 năm hoạt động ở nước ngoài, với 25 lần thay tên, đổi họ, đồng chí Lê Hồng Sơn được Đảng giao cho những nhiệm vụ khác nhau để hoạt động cách mạng. Dù nhiều lần bị địch bắt và dùng mọi thủ đoạn tra tấn, mua chuộc, dụ dỗ nhưng không thể nào khuất phục được bản lĩnh của người chiến sĩ cộng sản kiên trung.

Ngày 20/2/1933, đồng chí Lê Hồng Sơn bị xử bắn tại quê nhà xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn và được bà con đưa thi hài về an táng tại một gò cao ở Dăm Nêu, cách nơi xử bắn 300m. Đây là mất mát, tổn thất vô cùng to lớn của Đảng ta.

Nhà Lưu niệm đồng chí Lê Hồng Sơn tại xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn. Ảnh tư liệu: Hồ Hà

Nhà Lưu niệm đồng chí Lê Hồng Sơn tại xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn. Ảnh tư liệu: Hồ Hà

Di tích cấp Quốc gia đền Tán Sơn (xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn) - nơi thờ đồng chí Lê Hồng Sơn. Ảnh tư liệu: Hồ Hà
Di tích cấp Quốc gia đền Tán Sơn (xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn) - nơi thờ đồng chí Lê Hồng Sơn. Ảnh tư liệu: Hồ Hà

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao nhấn mạnh, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lê Hồng Sơn là sự tiếp nối giữa truyền thống của quê hương, đất nước với tinh thần của một thanh niên yêu nước, đầy hoài bão, lý tưởng.

Trải qua quá trình tôi luyện và trưởng thành, đồng chí Lê Hồng Sơn đã trở thành một chiến sỹ cộng sản và là một trong những người lãnh đạo cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Cả quá trình đó là sự đấu tranh liên tục, bền bỉ, thể hiện bản lĩnh, lập trường của người cộng sản chân chính, không lùi bước trước khó khăn gian khổ. Bản lĩnh kiên trung, không ngại khó, ngại khổ, chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng của đồng chí Lê Hồng Sơn chính là bài học quý báu cho thế hệ đi sau.

Đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Thanh Quỳnh

Đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Thanh Quỳnh

Đẩy mạnh nghiên cứu, bảo tồn di sản về đồng chí Lê Hồng Sơn

Trên thực tế, thời gian qua đã có một số bài báo, tạp chí đề cập đến thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của đồng chí Lê Hồng Sơn, tuy nhiên, chỉ dừng lại những bài viết đánh giá theo phạm vi hẹp, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ về ông.

Vì vậy, việc đẩy mạnh nghiên cứu, lưu giữ, bảo tồn di sản liên quan đến đồng chí Lê Hồng Sơn làm tấm gương để giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau là việc làm cần thiết, mang nhiều ý nghĩa.

Các đại biểu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tham dự hội thảo. Ảnh: Thanh Quỳnh

Các đại biểu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tham dự hội thảo. Ảnh: Thanh Quỳnh

Với sự tham gia của hơn 30 nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các vị lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội thảo khoa học “Đồng chí Lê Hồng Sơn với sự nghiệp cách mạng và quê hương Nghệ An” đã thông qua nhiều bài nghiên cứu, báo cáo khoa học và ý kiến có chất lượng.

Các đại biểu, các nhà khoa học, nhân chứng lịch sử đã làm rõ thêm những tác động lịch sử hình thành nên nhân cách và lý tưởng của đồng chí Lê Hồng Sơn và quá trình giác ngộ và tham gia cách mạng của đồng chí ở trong nước và nước ngoài.

Hội thảo cung cấp thêm nhiều thông tin về quá trình hoạt động của đồng chí Lê Hồng Sơn; đánh giá, nhận định vai trò của đồng chí Lê Hồng Sơn với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như tầm ảnh hưởng của đồng chí đối với phong trào cách mạng Việt Nam

Các đại biểu đóng góp nhiều tham luận và ý kiến có chất lượng tại hội thảo. Ảnh: Thanh Quỳnh

Các đại biểu đóng góp nhiều tham luận và ý kiến có chất lượng tại hội thảo. Ảnh: Thanh Quỳnh

Các giải pháp có tính khả thi, định hướng bảo tồn, phát huy giá trị di tích, địa điểm liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lê Hồng Sơn trên quê hương Nghệ An cũng được đề cập đến với nhiều góc nhìn khoa học, chuẩn xác.

Kết luận hội thảo, Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao ghi nhận những đóng góp vô cùng tâm huyết, chất lượng của các đại biểu và khẳng định hội thảo đã đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Trong thời gian tới, việc bảo tồn, phát huy di sản, di tích liên quan đến đồng chí Lê Hồng Sơn cần tiếp tục đẩy mạnh. Trong đó, công tác tuyên truyền và kết hợp với nhà trường được các cấp tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại di tích, biến nơi đây thành một địa điểm giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ.

Đồng thời, tiếp tục sưu tầm các tư liệu, hiện vật để bổ sung, làm rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến, đóng góp của đồng chí Lê Hồng Sơn cho cách mạng, nhằm tăng cường chất lượng giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho các thế hệ mai sau.

Tin mới