Hơn 400 công trình trị giá trên 80 tỷ đồng chào mừng 200 năm Danh xưng Anh Sơn

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Tính đến đầu tháng 4/2023, toàn huyện Anh Sơn đã có 406 công trình trị giá trên 80 tỷ đồng để chào mừng kỷ niệm 200 năm Danh xưng Anh Sơn (1822 - 2022), 60 năm ngày tách lập huyện (19/4/1963 - 19/4/2023), vượt kế hoạch 400%.
Chỉ trong vòng 1 tháng, cán bộ và nhân dân thôn 1, xã Hoa Sơn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng sân vận động trị giá 500 triệu đồng. Ảnh: Thanh Phúc

Chỉ trong vòng 1 tháng, cán bộ và nhân dân thôn 1, xã Hoa Sơn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng sân vận động trị giá 500 triệu đồng. Ảnh: Thanh Phúc

Về Anh Sơn dịp này, đâu đâu cũng rộ lên phong trào thi đua “Tất cả vì quê hương Anh Sơn giàu đẹp”, từ các làng quê, đến cơ quan, công sở, trường học, doanh nghiệp… đều thi đua lập nhiều thành tích trên mọi lĩnh vực để chào mừng ngày lễ lớn - kỷ niệm 200 năm Danh xưng Anh Sơn và 60 năm ngày tách lập huyện.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, song chính quyền và người dân xã Long Sơn đã đăng ký thực hiện 19 công trình hưởng ứng cuộc thi đua “Tất cả vì quê hương Anh Sơn giàu đẹp”, trong đó, có 18 công trình đã hoàn thành và đi vào sử dụng.

Hơn 4,5 tỷ đồng được xã Long Sơn tập trung đầu tư, xây dựng các công trình dân sinh chào mừng kỷ niệm 200 năm Danh xưng Anh Sơn, 60 năm ngày tách lập huyện. Trong ảnh: Công trình cổng làng và đường cây xanh ở thôn 3, xã Long Sơn. Ảnh: Thanh Phúc

Hơn 4,5 tỷ đồng được xã Long Sơn tập trung đầu tư, xây dựng các công trình dân sinh chào mừng kỷ niệm 200 năm Danh xưng Anh Sơn, 60 năm ngày tách lập huyện. Trong ảnh: Công trình cổng làng và đường cây xanh ở thôn 3, xã Long Sơn. Ảnh: Thanh Phúc

Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: xây dựng 3 tuyến đường nội đồng với kinh phí hơn 2 tỷ đồng; Xây dựng hệ thống cổng chào, cổng làng; lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời; xây dựng đường bê tông nông thôn; lắp đặt hệ thống camera an ninh tại các trường học… trị giá 4,5 tỷ đồng. Trong đó, phần lớn là nhân dân đóng góp và kêu gọi xã hội hóa từ các doanh nghiệp, mạnh thường quân và con em quê hương đi làm ăn xa.

Điển hình như xã Hoa Sơn, một địa phương đặc thù vừa có đồng bào dân tộc thiểu số, vừa có đồng bào theo đạo và đời sống người dân chưa khấm khá bằng các địa phương khác, song đã tích cực đóng góp để xây dựng các công trình dân sinh, chỉnh trang các khu dân cư “xanh, sạch, đẹp, sáng, thân thiện”.

Nhân dân thôn 6, xã Hoa Sơn đóng góp hơn 1,5 tỷ đồng xây dựng mương thoát nước ở các khu dân cư. Ảnh: Thanh Phúc
Nhân dân thôn 6, xã Hoa Sơn đóng góp hơn 1,5 tỷ đồng xây dựng mương thoát nước ở các khu dân cư. Ảnh: Thanh Phúc

Theo đó, đã có 27 công trình đã được các thôn, bản và cơ quan, đoàn thể đăng ký thực hiện với số kinh phí trên 10 tỷ đồng, trong đó, người dân đóng góp trên 2,7 tỷ đồng.

“Có những xóm, chỉ trong vòng 1 tháng đã huy động được trên 500 triệu đồng để xây dựng sân bóng (xóm 1), hay có xóm người dân đóng góp trên 1,5 tỷ đồng để hoàn thiện công trình mương thoát nước (xóm 4), có xóm kêu gọi được mạnh thường quân ủng hộ toàn bộ công trình, người dân không phải đóng góp thêm đồng nào. Điều quan trọng nhất là phong trào thi đua đã khơi dậy sức dân, người dân đồng tâm nhất trí đóng góp để xây dựng các công trình dân sinh mà họ là người trực tiếp hưởng lợi; cán bộ thôn, bản cũng không ngại “đi xin” các mạnh thường quân, các doanh nghiệp hỗ trợ, làm đẹp cho quê hương; và con em quê hương làm ăn xa, các doanh nghiệp cũng sẵn lòng góp sức, góp của để làm đẹp cho diện mạo quê hương”, ông Phan Văn Phong - Phó Chủ tịch UBND xã Hoa Sơn cho biết.

Công trình công viên, nhà ăn bán trú của Trường Tiểu học Thạch Thị với số vốn 4 tỷ đồng đang được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Ảnh: Thanh Phúc
Công trình công viên, nhà ăn bán trú của Trường Tiểu học Thạch Thị với số vốn 4 tỷ đồng đang được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Ảnh: Thanh Phúc

Còn ở xã Tường Sơn (Anh Sơn), người dân ngoài đóng góp kinh phí để xây dựng hạ tầng, các thiết chế văn hóa thì điều đáng ghi nhận là, mỗi người đều có ý thức rất tích cực trong việc giữ gìn cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp cho xóm, làng. Hiện toàn xã đã xây dựng được hàng chục km cây xanh, định kỳ hàng tháng tổ chức cắt tỉa, tạo hình cho cây; có những xóm, người dân bỏ công cả tháng trời để bạt núi làm sân bóng đá, bóng chuyền…

Công trình Vườn hoa Tam Sơn do Hội LHPN xã vận động xã hội hóa và đảm nhận chăm sóc. Ảnh: CSCC

Công trình Vườn hoa Tam Sơn do Hội LHPN xã vận động xã hội hóa và đảm nhận chăm sóc. Ảnh: CSCC

Một trong những địa phương có phong trào sôi nổi với nhiều công trình ý nghĩa phải kể đến như: Tường Sơn, Long Sơn, Hoa Sơn, Hùng Sơn, Cao Sơn, Tam Sơn…

“Người người thi đua, nhà nhà thi đua, ngành ngành thi đua, tạo nên khí thế sôi nổi với những công trình, phần việc ý nghĩa, thiết thực. Theo kế hoạch ban đầu đề ra, sẽ có 150-200 công trình trị giá khoảng 20 tỷ đồng sẽ được triển khai xây dựng, song đến nay, đã có 406 công trình trị giá trên 80 tỷ đồng được đăng ký, trong đó, có 250 công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Người dân xã Tường Sơn (Anh Sơn) chăm sóc công trình cây xanh ở các khu dân cư. Ảnh: Thanh Phúc

Người dân xã Tường Sơn (Anh Sơn) chăm sóc công trình cây xanh ở các khu dân cư. Ảnh: Thanh Phúc

Ngoài giá trị thực tế (trị giá công trình, giá trị sử dụng) mà các công trình mang lại thì điều quan trọng nhất là phong trào đã khơi dậy nội lực, nhận được sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, tất cả đều hướng đến một mục tiêu chung “Vì quê hương Anh Sơn giàu đẹp”, ông Nguyễn Đức Vĩnh - Trưởng phòng Nội vụ huyện Anh Sơn cho biết./.

Tin mới