Hồn văn hóa dân tộc trên trang phục đồng bào Thái xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Trang phục phụ nữ Thái ở miền Tây Nghệ An được biết đến là di sản văn hóa được người dân gìn giữ  từ bao đời nay.

Với người phụ nữ đồng bào Thái, chiếc váy không chỉ là vật dụng mà nó là biểu tượng văn hóa của họ. Cùng với chiếc chăn bông, chiếc đệm... thì chiếc váy cũng là 1 trong những vật dụng mà người phụ nữ Thái ngày xưa phải có trong ngày về nhà chồng. Ảnh Hồ Phương
Với người phụ nữ Thái, chiếc váy không chỉ là trang phục mà còn là biểu tượng văn hóa. Xưa kia, phụ nữ Thái ai cũng biết dệt thổ cẩm và tự tay làm nên chiếc váy áo cho mình. Ảnh: Hồ Phương
Chiếc váy là biểu tượng của người phụ nữ Thái thì chiếc chân váy được xem là linh hồn của chiếc váy. Trong văn hóa của người Thái, nhìn vào chân của những chiếc váy có thể biết họ thuộc dòng người Thái nào. Ảnh: Hồ Phương
Mỗi bộ váy áo, nhất là chiếc chân váy thể hiện sự tài hoa, tinh tế của người dệt. Không những thế, người ta có thể nhìn vào họa tiết, màu sắc của chiếc chân váy để biết người mặc thuộc nhóm Thái nào. Ảnh: Hồ Phương
Trên chiếc váy, phần chân váy là phần đắt tiền nhất. Khi dệt một chiếc váy, phần chân váy cũng là công đoạn khó và cầu kỳ nhất. Ảnh: Hồ Phương
 Khi dệt một chiếc váy, làm chân váy là công đoạn khó và cầu kỳ nhất. Các chân váy có điểm chung là hình ảnh, đường nét sinh động, bố cục hài hòa và sự đối xứng đáng kinh ngạc trong từng sản phẩm. Ảnh: Hồ Phương
Mỗi đường kim. sợi chỉ trên chiếc chân váy  là kết tinh của sự tinh xảo và nét văn hóa đặc sắc của người phụ nữ Thái. Ảnh: Hồ Phương
Mỗi đường kim, sợi chỉ trên chiếc chân váy thể hiện sự tinh xảo của đôi tay, đồng thời là những quan niệm về cuộc sống, thẩm mỹ của người dân trên vùng núi rừng. Ảnh: Hồ Phương
Phụ nữ ở mỗi vùng miền thì có các hình tượng trên chân váy đặc trưng của vùng miền đó. Ảnh: Hồ Phương

Với những chiếc váy của người phụ nữ thuộc dòng Thái tày Mường (hay còn gọi là Thái trắng) thì chân váy và thân váy thường tách thành 2 bộ phận rõ rệt. Chân váy của người phụ nữ thuộc dòng người Thái này có nhiều họa tiết đặc sắc, nhiều hình ảnh sinh động như: hình ông mặt trời, hình cây, con vật... (Trong ảnh, những chiếc chân váy của phụ nữ thuộc Thái tày Mường).  Ảnh: Hồ Phương

Những chiếc chân váy của người phụ nữ thuộc dòng Thái tày Thanh thường gắn liền với thân váy (có nhiều người còn gọi là váy không có chân váy). Tuy nhiên, nhìn tổng thể, chiếc váy của người Thái Thanh vẫn có hai phần rất rõ ràng. Chân váy của người phụ nữ thuộc Thái Thanh thường đơn giản hơn, tông màu tối hơn Thái tày Mường. (trong ảnh, những người phụ nữ Thái Thanh ở bản Na Xai, Hạnh Dịch, Quế Phong đang dệt vải). Ảnh Hồ Phương
Những chiếc chân váy của người phụ nữ thuộc dòng Thái tày Thanh thường liền với thân váy (có nhiều người còn gọi là váy không có chân váy). Tuy nhiên, nhìn tổng thể, chiếc váy của người Thái Thanh vẫn có hai phần rất rõ ràng. Chân váy của người phụ nữ thuộc Thái Thanh thường đơn giản hơn, tông màu tối hơn Thái tày Mường. (Trong ảnh, những người phụ nữ Thái Thanh ở bản Na Xai, Hạnh Dịch, Quế Phong đang dệt vải). Ảnh: Hồ Phương
Nếu trước kia phụ nữ Thái phải tự tay làm trang phục cho mình thì ngày nay các loại váy đã được bày bán ở các chợ, trung tâm thương mại... Ảnh: Hồ Phương
Nếu trước kia phụ nữ Thái phải tự tay làm trang phục cho mình thì ngày nay các loại váy đã được bày bán ở các chợ, trung tâm thương mại... Hiện nay, ở các huyện miền núi như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong đã có những tổ dệt để tạo nên những chiếc váy Thái.  Ảnh: Hồ Phương
Những chiếc váy gắn liền với cuộc sống của người phụ nữ Thái vùng cao Nghệ An. Ảnh: Hồ Phương
Hình ảnh chân thực về trang phục gắn liền với cuộc sống của người phụ nữ Thái vùng cao Nghệ An. Ảnh: Hồ Phương
Tạo nên bản sắc của những ngày hội ở vùng cao. Ảnh Hồ Phương
Và trang phục trong ngày hội vùng cao. Ảnh: Hồ Phương

Hồ Phương

TIN LIÊN QUAN

Tin mới