Israel thừa nhận sốc: Không dám không kích Syria vì lo sợ S-300

Ksenia Svetlova, thành viên của Ủy ban quốc phòng Israel vừa tiết lộ, Không quân nước này chưa thực hiện cuộc không kích nào vào Syria kể từ khi có S-300.

Thông tin bất ngờ trên được bà Ksenia Svetlova đưa ra hôm 5/11 trong một cuộc họp báo tại Tel Aviv: "Bộ Quốc phòng Israel chưa ra lệnh thực hiện bất cứ cuộc không kích nào vào lãnh thổ Syria kể từ khi Nga chuyển giao hệ thống phòng không S-300 cho chính quyền Damascus".

Bà nhấn mạnh thêm rằng: "Chính hệ thống S-300 chứ không phải vũ khí nào khác đã làm thay đổi cán cân quyền lực tại Trung Đông".

Israel thừa nhận sốc: Không dám không kích Syria vì lo sợ S-300 ảnh 1
Hệ thống phòng không S-300.

Dù là lần đầu tiên thừa nhận chưa thực hiện không kích Syria kể từ khi có sự hiện diện của S-300 nhưng điều đó không khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đó, truyền thông phương Tây và cả Syria đã xác nhận điều này.

Cụ thể, trong tuyên bố hôm 4/11, Bộ Quốc phòng Syria cho biết, Không quân Israel vẫn chưa một lần dám không kích bên trong lãnh thổ Damascus sau vụ bắn nhầm Il-20 và sau khi Nga bàn giao hệ thống phòng không S-300.

Mặc dù vậy, trong những ngày qua, Không quân Israel vẫn thường bay gần biên giới từ phía đông Lebanon, nhưng sau đó họ quay về căn cứ chứ không dám xâm phạm không phận của Syria.

Theo nhận định của một số chuyên gia, nguyên nhân khiến Tel Aviv không dám động binh không chỉ bởi sức mạnh của S-300 còn có e ngại trước những tuyên bố cứng rắn của phía Nga.

Cụ thể, cùng với thời điểm chuyển S-300 đến Syria, Moscow khẳng định rằng các sở chỉ huy phòng không và các đơn vị phòng không Syria sẽ được trang bị các hệ thống điều khiển tự động, hệ thống điều khiển tự động này cho đến nay chỉ được cung cấp cho các lực lượng vũ trang Nga.

Điều này sẽ đảm bảo việc quản lý tập trung tất cả các lực lượng và cơ sở phòng không của Syria, theo dõi tình hình không khí và nhận lệnh nhanh chóng, chính xác các chỉ định mục tiêu.

Cùng với đó, Nga sẽ tiến hành áp chế điện tử trong điều hướng vệ tinh, radar trên không và hệ thống thông tin liên lạc của máy bay tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Syria ở các khu vực giáp với Syria trên Biển Địa Trung Hải.

Có thể nói 2 điểm trên đây là yếu tố kỹ thuật then chốt nhất mà theo đó, Nga đã triển khai, tổ chức thực hiện rất nghiêm túc, cẩn thận, không có một lỗ hổng nào, trong đó sự phối hợp và tương tác điện tử của hệ thống là cực kỳ quan trọng được coi trọng đặc biệt...

Về mặt chiến thuật, mỗi tổ hợp sẽ không đứng ngay tại chỗ mà có nhiều vị trí dự bị, sẵn sàng cơ động trong quá trình tấn công bởi máy bay Israel. Mỗi tiểu đoàn có ít nhất 3 vị trí dự phòng, trong đó có vị trí dùng để nghi binh lừa địch mà ở đó có các cảm biến được đặt, phát ra cùng tần số với tần số của bộ phận, để địch tấn công vào các mục tiêu sai…

Tất cả những điều này đang tạo nên một chướng ngại vật cực khó mà Không quân Israel - kể cả tiêm kích tàng hình F-35I không dám mạo hiểm vượt qua.

Tin mới