Jaguar lại rơi và tuyên bố choáng về Không quân Ấn Độ

Hôm 5/6, một chiến đấu cơ Jaguar của Không quân Ấn Độ bất ngờ rơi trong quá trình bay huấn luyện gần làng Beraja-Ramaniya, thuộc bang Gujarat.

Thông tin về vụ tai nạn này được phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ấn Độ - Manish Ojha xác nhận và cho biết, hiện trường xảy ra tai nạn được xác định gần làng Beraja-Ramaniya, thuộc bang Gujarat (Ấn Độ).

Mảnh vỡ máy bay nằm rải rác trong khu vực bán kính 2 dặm cho thấy, chiếc chiến đấu cơ này đã phát nổ trước khi rơi xuống đất. Phi công Sanjay Chauhan điều khiển máy bay bị thương nặng và đã tử vong sau khi được đưa đến viện cấp cứu.

Jaguar lại rơi và tuyên bố choáng về Không quân Ấn Độ ảnh 1
Xác chiếc Jaguar vương vãi khắp nơi.

Hiện cơ quan chức năng đang tích cực tìm kiếm hộp đen nhằm điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn đáng tiếc này.

Được biết, đây là lần thứ 2 chiến đấu cơ Jaguar của Ấn Độ gặp nạn trong 2 năm gần đây. Vụ việc trước đó xảy ra vào tháng 8/2016 trong một buổi diễn tập cũng tại bờ biển phía Tây bang Gujarat.

Tờ New Indian Express cho biết, rất may mắn viên phi công được cho là đã nhảy dù an toàn: "Chiếc máy bay một chỗ ngồi Jaguar rơi chỉ vài phút sau khi rời căn cứ không quân Bhuj vì lý do trục trặc kĩ thuật".

Chiếc Jaguar gặp nạn chỉ 8 ngày sau khi một chiếc trực thăng đa năng loại HAL Dhruv của Không quân Ấn Độ gặp sự cố khiến 5 người chết. Rõ ràng, Không quân Ấn Độ cần phải xem lại khâu bảo dưỡng hàng không của nước này. Được biết đây là sự cố nghiêm trọng thứ 14 trong vòng hơn 10 năm sử dụng của loại máy bay này.

Theo số liệu trang The Aviationist có được cho biết, chỉ 3 năm trở lại đây Không quân Ấn Độ đã chịu tổn thất trên 30 máy bay chiến đấu và 6 phi công.

Loại máy bay bị rơi nhiều nhất ở Ấn Độ là những chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-21, tiếp đến là MiG-27.

Đặc biệt ngay cả những chiến đấu cơ thế hyệ mới của nước này cũng liên tục gặp nạn như Su-30MKI, Mirage-2000… và đặc biệt vào ngày 28/3 là một chiếc C-130J Hercules do Mỹ sản xuất. Việc các máy bay quân sự Ấn Độ liên tục gặp nạn được các chuyên gia lý giải với nhiều nguyên nhân khác nhau.

The Aviationist cho rằng, không chỉ có MiG-21 mà bất cứ dòng máy bay nào trong Không quân Ấn Độ đều có thể biến thành quan tài bay với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân đầu tiên là chất lượng bảo dưỡng tồi tệ: Những chiếc máy bay chiến đấu đắt tiền bị phơi mưa phơi nắng dưới khí hậu khắc nghiệt là hình ảnh thường gặp của Không quân Ấn Độ trong khi các thiết bị điện tử thì cực kỳ nhạy cảm, khó chiều. Không quân Ấn Độ gần đây mới tiến hành một loạt các dự án xây dựng nhà chứa để bảo quản máy bay.

Có thể lấy ví dụ về những chiếc Su-30K được Ấn Độ trả lại Nga sau khi nhận đủ số Su-30MKI: Mới trải qua trên dưới 10 năm sử dụng nhưng đã xuống cấp thảm hại. Tiền đại tu giữa vòng đời của chúng tiêu tốn một khoản tiền gần bằng mua máy bay mới.

Quy trình lắp ráp, sản xuất phụ tùng tồn tại nhiều sai sót: Tỷ lệ tai nạn của MiG-21 mới do Ấn Độ tự lắp ráp và hiện đại hóa trong nước còn cao gấp nhiều lần phiên bản nhái J-7 của Trung Quốc cũng như MiG-21 cũ đã qua sử dụng nhiều năm của các nước.

Các chuyên gia Nga sau khi điều tra đã đưa ra kết luận là quy trình lắp ráp và sản xuất phụ tùng máy bay tại Ấn Độ đang tồn tại nhiều sai sót cực kỳ nghiêm trọng, không thể chấp nhận.

Gần đây nhất, Dassault của Pháp cũng từ chối việc bảo hành cho những chiếc Rafale sẽ được Ấn Độ lắp ráp trong nước vì lo ngại chúng sẽ không được làm đúng quy trình và có thể người Ấn Độ lại biến chúng thành những "cỗ quan tài bay".

Tin mới