Kết cục cho kẻ phản bội

(Baonghean.vn) - Sự nổi tiếng ảo của Phạm Thị Đoan Trang lại gắn với hành trình của kẻ phản bội lại đất nước và dân tộc Việt Nam. Tiếng xấu của Trang chắc hẳn rất khó gột rửa.

Chân dung kẻ phản quốc

Trong phiên tòa hình sự xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (SN 1978), trú tại quận Đống Đa, Hà Nội, về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, diễn ra ngày 14/12/2021, TAND thành phố Hà Nội tuyên phạt bị cáo 9 năm tù. Đây là mức án xác đáng dành cho kẻ đã đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, đi ngược lại với những giá trị lịch sử mà cha ông đã hy sinh để gây dựng và gìn giữ.

Phạm Thị Đoan Trang (42 tuổi), trú tại phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội; từng tốt nghiệp Trường Hà Nội- Amsterdam và Đại học Ngoại thương Hà Nội và làm phóng viên báo Điện tử Vnexpress, nhân viên Công ty quảng cáo HAKI, Công ty Truyền hình kỹ thuật số VTC, cộng tác viên Báo Vietnamnet và phóng viên báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh. Năm 2013, Trang xuất cảnh đi nước ngoài không xin phép nên đã bị kỷ luật buộc thôi việc. Trong lần xuất cảnh trái phép này, Trang đã bị một số đối tượng phản động móc nối, lôi kéo vào con đường tội lỗi, chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Phạm Thị Đoan Trang tại phiên tòa ngày 14.12. Ảnh tư liệu
Phạm Thị Đoan Trang tại phiên tòa ngày 14/12. Ảnh tư liệu

Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của các đối tượng phản động, Trang tiến hành các hoạt động chống phá bằng cách thành lập và tham gia điều hành nhiều hội, nhóm bất hợp pháp, như: Nhóm “Du ca Sài Gòn”, “Tuổi trẻ làm đẹp quê hương”. Lợi dụng danh nghĩa các nhóm, Trang và một số đối tượng khác tổ chức các buổi biểu diễn ca nhạc để tụ tập, truyền bá các ca khúc thời Việt Nam cộng hòa, tập hợp một số đối tượng trong giới văn nghệ sĩ, trí thức trẻ để chống đối…

Ngoài ra, Trang còn lập và điều hành các trang mạng, như: “Luật khoa tạp chí”, “Phamdoantrang.com”, “The Vietnamese” để viết, tán phát các nội dung xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động chống đối, kêu gọi biểu tình, lật đổ chế độ.

Phạm Thị Đoan Trang có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Bị cáo có hành vi tàng trữ các tài liệu: "Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam"; "Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam"; "Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam". Từ đó, Phạm Thị Đoan Trang đã trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, cũng như "phỉ báng chính quyền nhân dân".

Phạm Thị Đoan Trang lúc bị bắt. Ảnh tư liệu
Phạm Thị Đoan Trang lúc bị bắt. Ảnh tư liệu

Trang còn là tác giả của nhiều cuốn sách có nội dung hướng dẫn, kích động các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”,…

Sự “a dua” của những thế lực thù địch

Việc Phạm Thị Đoan Trang chịu án phạt tù là lẽ hiển nhiên. Thế nhưng, trước và sau phiên tòa diễn ra, một số cá nhân, tổ chức lại đăng tải những thông tin, luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo Việt Nam.

Với chiêu bài “nhân quyền” và “dân chủ”, họ vu cáo Việt Nam đang đàn áp những người “bất đồng chính kiến”, những người hoạt động “vì nhân quyền”. Điển hình như từ tháng 11/2021, “Luật Khoa tạp chí” cùng “The Vietnamese Magazine” và “The 88 Project” đã phát động một chiến dịch viết thư gửi cho Phạm Thị Đoan Trang, với những nội dung đại ý rằng, Phạm Thị Đoan Trang là một nhà báo chân chính, dám đi ngược với số đông để nói lên sự thật.

Hoặc, tại “Tổ chức Văn bút Mỹ” (PEN), Giám đốc Chương trình Tự do bày tỏ trước rủi ro - Karin Deutsch Karlekar đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc rằng: "Cộng đồng quốc tế đã nói rõ rằng, việc giam giữ Phạm Thị Đoan Trang đang diễn ra là không thể chấp nhận được". Hoặc như Tổ chức Theo dõi nhân quyền thế giới (HRW) và nhóm gọi là “Nhóm công tác của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về giam giữ tùy tiện” đã bịa đặt, lập luận vô căn cứ về quá trình điều tra để kêu gọi “trả tự do ngay lập tức cho Phạm Thị Đoan Trang”.

Thực tế, các cá nhân, hội nhóm, tổ chức đưa ra những luận điệu sai trái trên đều có sự "giật dây" của các thành phần chống phá. Mục đích của chúng là nhằm xuyên tạc bản chất của vụ án, xuyên tạc quá trình điều tra, truy tố, xét xử Phạm Thị Đoan Trang. Đồng thời, lấy cớ vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp những người “bất đồng chính kiến”, những người “hoạt động nhân quyền”. Từ đó, chúng lợi dụng vụ án để gây sức ép, bôi nhọ, làm mất uy tín, hình ảnh của Việt Nam với quốc tế, hòng thực hiện âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta.

Về bản chất, Phạm Thị Đoan Trang chỉ là công cụ để các đối tượng phản động thực hiện mục đích của mình. Trang đã móc nối và nhận tài trợ từ các đối tượng phản động của VOICE (một tổ chức ngoại vi của tổ chức khủng bố Việt Tân) để chống phá. Bọn chúng đã tiêm nhiễm vào Phạm Thị Đoan Trang về một “Nhà xuất bản Tự do”. Từ đó, Trang dốc sức viết, tán phát nhiều cuốn sách có nội dung xấu, xuyên tạc, bôi nhọ thể chế chính trị, tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… Để "thưởng" cho sự chống phá mù quáng của Trang, các thế lực thù địch đã tài trợ, hậu thuẫn và cổ xúy trao tặng cái gọi là giải thưởng nhân quyền Homo Homini, đề cử giải thưởng tự do báo chí.

Với những lợi ích về tài chính và sự ảo danh về việc trở thành một nhà văn, nhà hoạt động nổi tiếng, Phạm Thị Đoan Trang đã tự biến mình thành công cụ, thành rô-bốt để hầu hạ các tổ chức phản động, chống phá.

Và khi Trang bị bắt, ra tòa, nhận mức án thích đáng thì các thế lực thù địch lộ rõ bản chất “vắt chanh, bỏ vỏ” của chúng. Chúng chỉ rêu rao vài dòng online dựa trên những chiêu bài cũ rích về “nhân quyền”, “dân chủ”, “tự do báo chí” để gọi là “bảo vệ” Phạm Thị Đoan Trang. Sau đó, bọn chúng lại đi tìm kiếm những đối tượng bất mãn, những người có tư tưởng chống đối khác để tiếp tục hoạt động chống phá. Dĩ nhiên, cái tên Phạm Thị Đoan Trang bị xóa trong dữ liệu của chúng khi đã hết giá trị lợi dụng. Dân gian gọi đó là “nước mắt cá sấu”.

Phạm Thị Đoan Trang là tác giả của nhiều cuốn sách có nội dung kích động các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Phạm Thị Đoan Trang là tác giả của nhiều cuốn sách có nội dung kích động các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Ngày hầu tòa, Phạm Thị Đoan Trang vẫn thể hiện sự ngoan cố, ảo tưởng, không thành khẩn khai báo; nhưng trong ánh mắt của nữ bị cáo này thảng thốt của nỗi cô độc. Vì những lợi ích bản thân mà Trang đã đi ngược lại với lợi ích chung của quốc gia, dân tộc; đi ngược với truyền thống đoàn kết, xây dựng đất nước của người dân Việt Nam.

“Đoan trang” thường để nói về những người phụ nữ có nét đẹp trong ứng xử, trong đời sống tâm hồn và lễ nghĩa. Nhưng Phạm Thị Đoan Trang đã làm trái với hàm ý trong cái tên của mình, cũng có nghĩa là cùng với phản bội Tổ quốc, Trang đang phản bội chính mình./.

Tin mới