Khai hội Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ - lễ hội lớn nhất ở huyện Con Cuông chính thức khai màn vào sáng 24/4/2018 với những hoạt động văn hóa văn nghệ đặc trưng của cộng đồng người Thái.
Da khác thập phương trẩy hội Môn Sơn - Lục Dạ - năm 2018. Ảnh Hữu Vi
Du khách thập phương trẩy hội Môn Sơn - Lục Dạ năm 2018. Ảnh: Hữu Vi
Lễ hội là sinh hoạt văn hóa tinh thần của vùng Mường Quạ thuộc hai xã Môn Sơn và Lục Dạ huyện Con Cuông. Lễ hội gắn với sự kiện thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ở miền Tây Nghệ An vào tháng 4/1931 do ông Vi Văn Khang làm Bí thư. Chi bộ góp phần không nhỏ làm nên phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và cao trào cách mạng 1930 - 1931 ở miền núi Nghệ An cách đây gần 90 năm.
Văn nghệ chào mừng trong màn khai hội của đội văn nghệ  quần chúng xã Môn Sơn. Ảnh : Hồ Phương
Văn nghệ chào mừng trong màn khai hội của đội văn nghệ quần chúng xã Môn Sơn. Ảnh : Hồ Phương
Địa điểm ra đời của chi bộ Đảng đầu tiên của miền Tây Nghệ An là nhà của cụ Vi Văn Khang, sau đó được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia vào năm 1994. Từ năm 1995, lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ được chính thức khôi phục dựa trên những nghi lễ trong sinh hoạt văn hóa truyền thống xưa kia của cư dân bản địa.
Chính quyền địa phương tổ chức cắt băng khai trương mùa du lịch năm 2018. Ảnh : Hồ Phương
Cắt băng khai trương mùa du lịch năm 2018. Ảnh: Hồ Phương
Năm 2018, chính quyền huyện Con Cuông tách phần hội ra tổ chức riêng kết hợp với sự kiện khai mạc mùa du lịch của địa phương. Tại lễ khai hội sáng nay, đại diện ngành du lịch Nghệ An nhấn mạnh mùa du lịch Con Cuông cần phát huy những thế mạnh của địa phương như: truyền thống văn hóa bản địa cùng những thắng cảnh thiên nhiên như đập Phà Lài, Thác khe Kèm...nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng gắn với phát triển du lịch cộng đồng, bảo vệ môi trường.
 
Đông đảo người dân hai xã Môn Sơn và Lục Dạ tại ngày khai hội Ảnh : Hữu Vi
Đông đảo người dân hai xã Môn Sơn và Lục Dạ tham gia khai hội. Ảnh: Hữu Vi
Lễ hội sẽ diễn ra đến đêm 25/4 với những hoạt động thể thao, văn hóa như cồng chiêng, khắc luống, thi thể thao, ẩm thực, trang phục dân tộc...
Thi ẩm thực truyền thống cũng là hoạt động thuyền xuyên của các kỳ lễ hội. Ảnh Hồ Phương
Thi ẩm thực truyền thống tại lễ hội. Ảnh: Hồ Phương

Tin mới