Khám phá nét cổ kính của ngôi đình trên 200 tuổi

(Baonghean.vn) - Nằm giữa cánh đồng làng lúa xanh mướt thuộc địa bàn xóm 7, xã Ngọc Sơn, huyện Đô Lương, đình làng Phúc Yên là một trong những ngôi đình cổ có kiến trúc đẹp của xứ Nghệ, có "tuổi đời" trên 200 năm.

Đình Phúc Yên là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, cũng là địa điểm hội họp, sinh hoạt văn hóa tâm linh của làng Phúc Yên, xã Ngọc Sơn. Trong thời kỳ cách mạng đình làng là cơ sở cách mạng của Đảng, gắn với nhiều sự kiện lịch sử chống Pháp, chống Mỹ. Hiện nay, đình vẫn giữ nguyên vẹn 3 tòa kiến trúc cổ và một số hiện vật quý, có giá trị về lịch sử, văn hóa.

Theo tài liệu lịch sử ghi lại, làng Mươn ở xã Bạch Đường (nay thuộc xã Ngọc Sơn) được khai mở, hình thành từ thời Lý, trải qua hàng trăm năm được bồi đắp bởi phù sa của sông Lam và công sức lao động của các thế hệ nơi đây đã phát triển thành làng Phúc Yên từ thời hậu Lê.

1.	Đình làng Phúc Yên nằm giữa cánh đồng với địa thế “rồng chầu, hổ phục”
Đình làng Phúc Yên nằm giữa cánh đồng với địa thế “rồng chầu, hổ phục”.
Khi làng xã phát triển, nhu cầu về hội họp, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tăng lên, cư dân muốn xây dựng đình làng để làm nơi hội họp, cầu yên, cầu phúc…Nguyện vọng này sớm được các vị chức sắc và quần chúng nhân dân ủng hộ. Sau nhiều lần họp bàn, quyên góp, đình Phúc Yên đã được khởi công xây dựng vào năm 1812, dưới triều Vua Gia Long.
Hiện nay trong khuôn viên rộng gần 4.000 m2, đình làng Phúc Yên có các công trình: cửa cổng, hàng rào, nhà bia liệt sỹ xã Ngọc Sơn, sân vườn, bái đình, hậu cung, nhà nghè. Địa điểm xây dựng đình làng được chọn là nơi phù hợp với phong thủy địa lý, vì có thế “rồng chầu, hổ phục”.
2.	Không gian đình làng yên tĩnh, rợm bóng cây xanh, làm dịu mát những ngày hè nắng nóng
 Không gian đình làng yên tĩnh, rợp bóng cây xanh, làm dịu mát những ngày hè nắng nóng.

Di tích đình làng Phúc Yên trải qua hơn 200 năm tồn tại đã gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của xã Bạch Ngọc, huyện Đô Lương. Trong thời kỳ phong trào Văn Thân, Cần Vương chống Pháp, ở làng Phúc Yên, xã Bạch Ngọc đã có người đi theo nghĩa quân Trần Tấn, Đặng Như Mai...

Nhà bái đình có 5 gian, 2 hồi, 24 cột gỗ, diện tích xây dựng gần 200m2. Mái đình trang trí rồng, nguyệt, khung sườn làm bằng gỗ lim, vì kèo kết cấu chữ Đinh, có chạm khắc hoa lá theo mô típ kiến trúc truyền thống. Bái đình là nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa tâm linh thờ Lý Nhật Quang của làng Phúc Yên nên trước đây có nhiều đồ thờ bằng gỗ, gốm, sứ. Phía trên có hoành phi: “Thượng hạ tôn ti, phi lễ bất định”. Nghĩa là sinh hoạt ở đình phải có trật tự, phép tắc theo quy định của lệ làng, phép nước.

Bái đình là một công trình kiến trúc đồ sộ với 5 gian, 24 cột gỗ
Bái đình là một công trình kiến trúc đồ sộ với 5 gian, 24 cột gỗ.
Sân sau đình có diện tích 34,41m2. Mặt sân thấp hơn nền nhà hậu cung 0,45m. Đây là không gian phụ để tạo sự thông thoáng cho đình làng.
Nhà hậu cung có 3 gian, 2 hồi, diện tích xây dựng 74,9m2, trang trí đẹp và kết cấu vững chắc. Mái đình đắp nổi "lưỡng long chầu nguyệt", góc mái trang trí hình con rồng mềm mại, khung sườn làm bằng gỗ lim có nhiều bộ phận chạm khắc rồng phượng, hoa lá rất sinh động. Bộ vì thiết kế theo kiểu tiền trụ, tam oai, chỉ có 2 cột cái, 1 cột con, 1 cột bồng. Kỹ thuật đục, ghép, đấu ở các cấu kiện gỗ thực hiện theo phương pháp sàm, mộng của nghề thủ công truyền thống xứ Nghệ. Hai bên nhà hậu cung treo câu đối: “Nghinh thọ nghiêu dân thế cửu yên/Hòa bình chu nhạ thần di phúc".
2.	Không gian đình làng yên tĩnh, rợm bóng cây xanh, làm dịu mát những ngày hè nắng nóng

Nhà hậu cung được làm bằng gỗ lim.

Năm 1931, trong cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân ở các đình làng, ông Cúc Đềnh, ông Vịnh Thềnh, ông Chử, ông In, 4 người đã cõng nhau leo lên cắm cờ đỏ trên nóc đình để kêu gọi quần chúng đấu tranh. Rồi nhiều chiến sỹ cách mạng như ông Đặng Quang Kiểm, ông Lê Văn Nừu đã bị địch bắn chết ở đình làng.
Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, đình làng Phúc Yên được sử dụng làm nơi dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân, là nơi hội họp của làng xã để bàn việc tổ chức kháng chiến và kiến quốc.
5.	Hệ thống kèo được chăm trổ nhuốm màu thời gian trên 200 năm tuổi
Hệ thống kèo được chăm trổ nhuốm màu thời gian.
Trong kháng chiến chống Mỹ, đình làng là nơi cất giữ lương thực, lúa gạo dự trữ để cung cấp cho chiến trường Lào, miền Nam. Lực lượng vũ trang quân khu IV đã dùng đình Phúc Yên làm kho quân nhu, cất giữ bông, vải sợi. Đình cũng là nơi tổ chức sản xuất của xưởng nhuộm, xưởng may 10, làm hội trường hội họp, hậu cần phục vụ kháng chiến.
Trải qua một thời gian dài, việc tế thần, hội họp, sinh hoạt văn hóa ở đình làng Phúc Yên đã trở thành nếp sống quen thuộc của cư dân Phúc Yên, Bạch Ngọc dưới thời phong kiến. Việc phe hộ đấu tranh với phe hào, thực dân Pháp bắn người cách mạng, tổ chức dạy chữ, làm kho phục vụ kháng chiến diễn ra ở đình làng là sự kiện được ghi nhớ, lưu giữ ở đình Phúc Yên.
6.	Hình tượng “Lưỡng long chầu nguyệt” trên nóc đình
Hình tượng “Lưỡng long chầu nguyệt” trên nóc đình.
Đình Phúc Yên là di tích cổ, quý có kiến trúc cảnh quan đẹp, lưu giữ nhiều tư liệu có giá trị về lịch sử, mỹ thuật. Đình là nơi thờ Uy Minh vương Lý Nhật Quang và các liệt sỹ có công với đất nước và gắn với nhiều sự kiện lịch sử về thời kỳ đấu tranh chống Pháp; phong trào cách mạng. Đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động tế thần, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài của làng Phúc Yên, xã Bạch Ngọc.
7.	Trên nóc mái cổ đình này, năm 1931 đã được cắm lá cờ của Tổ quốc
 Trên nóc mái cổ đình này, năm 1931 đã được cắm lá cờ của Tổ quốc.
Với những giá trị to lớn, Đình làng Phúc Yên đã được công nhận là Di tích Văn hóa - Lịch sử cấp tỉnh năm 2015.

Tin mới