Khám phá ngôi đền thiêng lưu giữ hơn 20 bản sắc phong cổ

(Baonghean.vn) - Tồn tại qua bao thăng trầm, đền Thẩm Hình xã Thanh Giang (Thanh Chương) đang lưu giữ hơn 20 bản sắc phong cùng nhiều hiện vật cổ.
Đền Thẩm Hình có 3 tòa: hạ, trung, thượng điện, tọa lạc bên hói Nậy. Đền thờ tiến sĩ Phan Nhân Tường (1514 - 1576) quê ở làng Bạch Xá, xã Hoàng Xá, nay là xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương - một vị quan có nhiều công lao hộ quốc an dân thời Lê, từng giữ chức Tri thẩm hình viện. Ảnh: Huy Thư
Đền Thẩm Hình có 3 tòa: hạ, trung, thượng điện, tọa lạc bên hói Nậy. Đền thờ tiến sĩ Phan Nhân Tường (1514 - 1576) quê ở làng Bạch Xá, xã Hoàng Xá, nay là xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương - một vị quan có nhiều công lao hộ quốc an dân thời Lê, từng giữ chức Tri thẩm hình viện. Ảnh: Huy Thư
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, đền đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc truyền thống. Tại đền, hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ kính có giá trị, đặc biệt là bộ sắc phong dưới thời Nguyễn. Ảnh: Huy Thư
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, đền đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc truyền thống. Tại đền, hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ kính có giá trị, đặc biệt là bộ sắc phong dưới thời Nguyễn. Ảnh: Huy Thư
Bộ sắc phong 21 bản có niên hiệu các đời Vua Nguyễn: Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định. Trong đó, niên hiệu Tự Đức có 4 sắc phong, niên hiệu Khải Định có 10 sắc phong. Trong 21 bản có 1 bản của đền Thẩm Hình, còn lại là sắc phong của các di tích trong vùng, như đền thờ Cao Sơn Cao Các, Ngọc Nữ Thánh Nương...Ảnh: Huy Thư
Bộ sắc phong 21 bản có niên hiệu các đời Vua Nguyễn: Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định. Trong đó, niên hiệu Tự Đức có 4 sắc phong, niên hiệu Khải Định có 10 sắc phong. Trong 21 bản có 1 bản của đền Thẩm Hình, còn lại là sắc phong của các di tích trong vùng, như đền thờ Cao Sơn Cao Các, Ngọc Nữ Thánh Nương...Ảnh: Huy Thư
Những bản sắc phong này ít nhiều bị hư hại như rách, nhàu, mất một phần góc, nhưng nhìn chung hoa văn, chữ Hán, ấn triện... trên mặt sắc phong vẫn còn khá sắc nét. Những bản sắc phong này có giá trị lớn trong việc nghiên cứu lịch sử, di tích... Ảnh: Huy Thư
Những bản sắc phong này ít nhiều bị hư hại như rách, nhàu, mất một phần góc, nhưng nhìn chung hoa văn, chữ Hán, ấn triện... trên mặt sắc phong vẫn còn khá sắc nét. Những bản sắc phong này có giá trị lớn trong việc nghiên cứu lịch sử, di tích... Ảnh: Huy Thư
Ông Nguyễn Tiến Sỹ (76 tuổi) - thành viên ban quản lý đền Thẩm Hình cho biết: Trước đây, đền lưu giữ hàng chục bản sắc phong cổ. Thời gian qua, đại diện các di tích trong vùng có sắc phong đang lưu giữ tại đền đã đến xin lại. Nhiều sắc phong đã được trao trả cho các di tích này. Ảnh: Huy Thư
Ông Nguyễn Tiến Sỹ (76 tuổi) - thành viên ban quản lý đền Thẩm Hình cho biết: Trước đây, đền lưu giữ hàng chục bản sắc phong cổ. Thời gian qua, đại diện các di tích trong vùng có sắc phong đang lưu giữ tại đền đã đến xin lại. Nhiều sắc phong đã được trao trả cho các di tích này. Ảnh: Huy Thư
Ngoài sắc phong, tại đền còn lưu giữ 4 tấm mộc bản cổ. Theo ông Sỹ, trước đây nhiều đền, chùa trong vùng bị hư hỏng, bị tháo dỡ đi làm công trình dân sinh, nhưng đền Thẩm Hình vẫn còn nguyên vẹn. Do vậy, người dân đã đưa sắc phong, hiệu bút, mộc bản, đồ tế khí... của các di tích về lưu giữ tại đền. Ảnh: Huy Thư
Ngoài sắc phong, tại đền còn lưu giữ 4 tấm mộc bản cổ. Theo ông Sỹ, trước đây nhiều đền, chùa trong vùng bị hư hỏng, bị tháo dỡ đi làm công trình dân sinh, nhưng đền Thẩm Hình vẫn còn nguyên vẹn. Do vậy, người dân đã đưa sắc phong, hiệu bút, mộc bản, đồ tế khí... của các di tích về lưu giữ tại đền.  Ảnh: Huy Thư
Mỗi tấm mộc bản có kích thước khoảng 0,7m x 0,5m. Trên nền mộc bản màu đen, là những hàng chữ Hán màu vàng sáng. Ảnh: Huy Thư
Mỗi tấm mộc bản có kích thước khoảng 0,7m x 0,5m. Trên nền mộc bản màu đen, là những hàng chữ Hán màu vàng sáng. Ảnh: Huy Thư
Gian trong thượng điện đền Thẩm Hình đang thờ 1 tảng "đá thiêng" mang hình thù lạ. Theo ban quản lý đền, tảng đá này có từ lúc lập đền. Ngoài phần nổi cao khoảng 0,8m, còn có phần âm sâu khoảng 0,7m. Tương truyền dưới tảng đá là phần mộ cụ Phan Nhân Tường. Ảnh: Huy Thư
Gian trong thượng điện đền Thẩm Hình đang thờ 1 tảng "đá thiêng" mang hình thù lạ. Theo ban quản lý đền, tảng đá này có từ lúc lập đền. Ngoài phần nổi cao khoảng 0,8m, còn có phần âm sâu khoảng 0,7m. Tương truyền dưới tảng đá là phần mộ cụ Phan Nhân Tường. Ảnh: Huy Thư
Đến tham quan đền Thẩm Hình, du khách còn được chiêm ngưỡng cặp nghê đứng chầu nhau trên bàn thờ giữa hạ điện. Đôi nghê đắp phủ mảnh sứ này cũng là hiện vật cổ, độc đáo của đền. Ảnh: Huy Thư
Đến tham quan đền Thẩm Hình, du khách còn được chiêm ngưỡng cặp nghê đứng chầu nhau trên bàn thờ giữa hạ điện. Đôi nghê đắp phủ mảnh sứ này cũng là hiện vật cổ, độc đáo của đền. Ảnh: Huy Thư
Ngoài ra, tại đền còn lưu giữ nhiều đồ tế khí cổ kính như gươm đao, tán, chùy, bảng biển... đều là những hiện vật nhuốm màu thời gian. Ảnh: Huy Thư
Ngoài ra, tại đền còn lưu giữ nhiều đồ tế khí cổ kính như gươm đao, tán, chùy, bảng biển... đều là những hiện vật nhuốm màu thời gian. Ảnh: Huy Thư
Với nhiều giá trị to lớn, đền Thẩm Hình đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa. Bộ sắc phong cùng với những hiện vật cổ của đền đang được Ban quản lý đền gìn giữ, bảo vệ cẩn thận. Ảnh: Huy Thư

Với nhiều giá trị to lớn, đền Thẩm Hình đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa. Bộ sắc phong cùng với những hiện vật cổ của đền đang được Ban quản lý đền gìn giữ, bảo vệ cẩn thận. Ảnh: Huy Thư

Tin mới