Khánh thành bia dẫn tích khu lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc

(Baonghean.vn) - Trong chuỗi hoạt động của Hội thảo báo Đảng miền Trung- Tây Nguyên lần thứ 6, vòng IV, tại Quy Nhơn(Bình Định), sáng 5/5, đại diện lãnh đạo, phóng viên các báo tham gia hội thảo tiến hành cắt băng khánh khành bia lưu niệm và tham quan huyện đường Bình Khê.

Nhà thờ cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu Bác Hồ tại Khu di tích huyện đường Bình Khê
Nhà thờ cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu Bác Hồ tại Khu di tích huyện đường Bình Khê.

Di tích huyện đường Bình Khê (nay thuộc xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, Bình Định) cách đây hơn 100 năm, vào tháng 7/ 1909, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã tìm đường đến thăm cha, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc làm quan Tri huyện tại đây.

Lịch sử ghi nhận, năm 1909, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đang làm Thừa biện Bộ Lễ được phái sung vào Ban chấm thi Hương tại trường thi Bình Định theo văn bản bổ nhiệm quan chức chấm thi Hương trường thi Bình Định khoa Kỷ Dậu, ngày 16 tháng 3 năm Duy Tân thứ 3 (5.5.1909). Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Bình Khê ngày 1.7.1909 và làm việc tại đây khoảng hơn 6 tháng.

Lãnh đạo và PV  Báo Nghệ An dâng hương tại Nhà thờ Cụ Nguyễn Sinh Sắc
Lãnh đạo và PV Báo Nghệ An dâng hương tại Nhà thờ Cụ Nguyễn Sinh Sắc.

Khi nhận chức Tri huyện Bình Khê, ông đứng về phía nhân dân, tìm cách bênh vực người nghèo, giúp đỡ người yêu nước, xử lý nghiêm khắc bọn cường hào ức hiếp dân lành. Với chức quan nhỏ nhất của chế độ phong kiến, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc những tưởng sẽ làm vơi bớt nỗi thống khổ của dân nghèo Bình Khê - Bình Định, nhưng lập tức cụ bị giáng liền 4 cấp, vì bị một địa chủ kiện trong vụ tranh chấp dẫn đến vi phạm nguyên tắc chế độ đương thời.

Thời gian Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc làm Tri huyện Bình Khê, cũng là thời điểm người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Huế vào Nam đi tìm đường cứu nước và Người đã đến thăm cha, đồng thời ở lại Bình Khê và Quy Nhơn một thời gian ngắn.

Tuy vậy lịch sử cũng ghi nhận, Bình Khê là nơi cha con Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sống những ngày sum họp đẹp đẽ cuối cùng và diễn ra cảnh chia tay lịch sử, để rồi Nguyễn Tất Thành bước vào cuộc hành trình vạn dặm tìm đường cứu dân, cứu nước và không bao giờ gặp lại người cha muôn vàn kính yêu của mình.

Để ghi dấu mốc lịch sử, tự hào là địa chỉ đỏ in dấu ấn gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Bình Định đã xây dựng khu tưởng niệm và đưa vào hoạt động vào tháng 5-2015. Khu tưởng niệm Cụ Nguyễn Sinh Sắc tại huyện đường Bình Khê có tổng diện tích 2,61 ha, với tổng kinh phí khoảng gần 70 tỷ đồng, gồm các hạng mục Đền thờ, Nhà lưu niệm, Nhà bia di tích...  

Phó Tổng Biên tâp Báo Bình Định Lưu Ngọc Minh, Phó Ban tổ chức Hội thảo đọc diễn văn nêu ý nghĩa của việc khánh thành bia lưu niệm
Phó Tổng Biên tâp Báo Bình Định Lưu Ngọc Minh, Phó Ban tổ chức Hội thảo đọc diễn văn nêu ý nghĩa của việc khánh thành bia lưu niệm

Cũng tại Khu di tích này, trong khuôn khổ hội thảo báo Đảng miền Trung và Tây Nguyên, sáng 5/5 Ban Tổ chức đã long trọng tổ chức Lễ khánh khánh bia dẫn tích Khu lưu niệm huyện đường Bình Khê với giá trị 80 triệu đồng do các Báo Đảng trong khu vực đóng góp.

Phát biểu tại Lễ khánh khánh, đồng chí Lưu Ngọc Minh nhấn mạnh: Bia lưu niệm nói riêng và Khu lưu niệm huyện đường Bình Khê nói chung đã gắn với thời niên thiếu và gia đình của Bác. Việc hội thảo báo Đảng khu vực miền Trung và Tây Nguyên diễn ra tại Bình Đình vào dịp tháng năm khi cả nước đang hướng tới kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW  thực sự có ý nghĩa, để từ đó những người làm báo Đảng luôn nêu cao tinh thần học tập Bác, Người đã sáng lập cho nền báo chí cách mạng Việt Nam

Cũng trong chương trình tham quan, tác nghiệp trước khi diễn ra Hội thảo, đại diện lãnh đạo các báo và các phóng viên còn tham quan Bảo tàng Quang trung và tham quan, tác nghiệp tại quần thể Du lịch lịch sử - tâm linh Linh Phong và quần thể sân Gold- Rerort- biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp FLC Quy Nhơn.

Các đại biểu tham quan bảo tàng Hoàng Đế Quang Trung
Các đại biểu tham quan bảo tàng Hoàng Đế Quang Trung
Tham quan giếng nước nhà Tây Sơn Tam Kiệt
Tham quan giếng nước nhà Tây Sơn Tam Kiệt
Các đại biểu nghỉ mát dưới cây me 300 tuôi, cây me di sản Việt Nam trong khuôn viên bảo tàng Hoàng Đế Quang Trung
Các đại biểu nghỉ mát dưới cây me 300 tuôi, cây me di sản Việt Nam trong khuôn viên bảo tàng Hoàng Đế Quang Trung
Nghe hướng dẫn viên thuyết minh giưới thiệu về những trận đánh lẫy lừng của anh em nhà Tây Sơn
Nghe hướng dẫn viên thuyết minh giới thiệu về những trận đánh lẫy lừng của anh em nhà Tây Sơn trong lịch sử
Đại biểu xem chiếc trồng bằng ba voi thời Tây Sơn trong bảo tàng Hoàng Đế Quang Trung
Đại biểu xem chiếc trồng bằng ba voi thời Tây Sơn trong bảo tàng Hoàng Đế Quang Trung
Xem biểu diễn võ thuật cổ truyền một neys đặc sắc văn hóa Tây Sơn
Xem biểu diễn võ thuật cổ truyền một nét đặc sắc văn hóa Tây Sơn.

Hữu Nghĩa

Tin mới