Khảo sát các vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XVII

(Baonghean.vn) - Kỳ họp cuối năm 2016, HĐND tỉnh sẽ thảo luận và chất 3 nhóm vấn đề có tính thời sự cao. Mời bạn đọc tham gia khảo sát và tham khảo ý kiến của các cử tri khác về các vấn đề "nóng" tại kỳ họp.

Một số ý kiến bạn đọc gửi tới HĐND tỉnh, Báo Nghệ An đăng và sẽ chuyển đến HĐND tỉnh để sớm có phản hồi, trả lời bạn đọc:
 

Độc giả có địa chỉ email Tranduc***@gmail.com: Đề nghị tăng cường công tác quản lý của nhà nước tại các khu chung cư trên địa bàn thành phố Vinh. Ví dụ: đã đúng với thiết kế ban đầu chưa, đã đúng quy hoạch chưa, có đảm bảo an ninh không, đảm bảo các tiện ích cho sinh hoạt của người dân không?

Độc giả có địa chỉ email Nlan*****@gmail.com: Thời gian qua có nhiều chính sách nông nghiệp phát huy hiệu quả. Tuy nhiên tôi đề nghị HĐND tỉnh, UBND tỉnh xem xét bổ sung thêm một số chính sách hỗ trợ nông nghiệp nông thôn của tỉnh như: bổ sung kinh phí trong chính sách hỗ trợ máy nông nghiệp vì nhu cầu người dân rất lớn; có chính sách hỗ trợ xây dựng kênh mương nội đồng; phát triển các làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó,trước đây tỉnh có chính sách xây dựng cánh đồng mẫu tuy nhiên chỉ mới hỗ trợ rất ít công trình cho các xóm, xã. Nay đề nghị tỉnh tiếp tục hỗ trợ theo chính sách này.

Độc giả có địa chỉ email Kthn@gmail.com: Hiện nay, một số xã được công nhận là xã chuẩn NTM nhưng đang nợ các tiêu chí cũng như  đang chạy thành tích ảnh hưởng không nhỏ tới người dân. Việc các xã đã về đích NTM nhưng chưa hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất như giao thông nông thôn và bảo chờ  nguồn xi măng của tỉnh để làm vì xã đã về đích NTM. Vậy chúng tôi muốn hỏi khi nào tỉnh cấp xi măng về đích cho các địa phương đã về đích nhưng đang nợ tiêu chí,  có khi nào thu hồi quyết định khi xã vẫn đang nợ không?

Một số ý kiến độc giả về các vấn đề đưa ra chất vấn tại kỳ họp:

Bội chi quỹ BHXH:

"Nên quy định lại chỉ để bệnh viện công tham gia khám bảo hiểm, bệnh viện tư chỉ phục vụ khám dịch vụ. Trong bệnh viện công không nên để cả 2 hình thức, chỉ khám bảo hiểm".

"Phải xử lý nghiêm bệnh viện trục lợi bảo hiểm".

"Cần kiểm tra lại cán bộ bảo hiểm. Các trường hợp trục lợi bảo hiểm có lẽ có sự tiếp tay của cán bộ bảo hiểm".

"Tôi thấy việc thất thoát quỹ bảo hiểm là do buông lỏng quản lý các bệnh viện. Các bệnh viện hầu như chưa công khai giá, phải niêm yết cho bệnh nhân đến khám được biết. Tôi thấy việc thanh toán chưa công khai minh bạch, nhà nước phải có cách giám sát, quản lý".

"Bội chi là do quản lý quỹ kém".

"Các bác sỹ còn độc quyền kê đơn thuốc, những hãng thuốc không có trong bảo hiểm cũng không có trong bệnh viện, bắt buộc người bệnh phải ra ngoài quầy của bác sỹ kê đơn".

"Có nhiều trường hợp chưa đủ tuổi, chưa đóng đủ tiền nhưng chạy để về hưu sớm góp phần làm vỡ quỹ bào hiểm. Cũng như có tình trạng tham nhũng làm ảnh hưởng đến quỹ. Cần thanh tra, kiểm tra để thu hồi những chi trả không đúng". 

Mô hình trường học mới VNEN ở Nghệ An:

"Chỉ nên áp dụng mô hình VNEN ở các trường học thuộc khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, nơi chất lượng giáo dục tốt, học sinh có nền tảng kiến thức và kỹ năng, người dân có điều kiện về thời gian và kinh tế để đầu tư việc học tập cho con cái. Ở những nơi này, mô hình VNEN có điều kiện phát huy thế mạnh, hiệu quả.

Ngược lại, ở các vùng nông thôn, miền núi, thiếu các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đời sống kinh tế còn khó khăn thì chưa nên áp dụng mô hình VNEN, bởi chưa thể khai thác được lợi thế. Chỉ nên học theo phương pháp truyền thống xen kẽ một số phương pháp của VNEN vào như làm việc nhóm, khơi dậy tinh thần tự học, phát biểu xây dựng bài ... để giáo viên vừa truyền thụ, vừa tạo thói quen chủ động tiếp thu kiến thức, sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nông thôn, miền núi".

"Cứ thử nghiệm thêm một thời gian đã".

"Triển khai nhưng phải tập huấn kỹ trước".

"Quá dở vì không phù hợp với thực tế. Ở Tân Kỳ các cháu không có sách in mà phải đi phôtô sách để học".

"Tuỳ từng trường mà áp dụng. Không nên cào bằng".

Xã hội hoá giáo dục:

"Giáo dục là quốc sách, nhà nước phải đầu tư. Xã hội hoá chỉ dành cho những ai có nhu cầu".

"Nên có quy định mức thu vì nếu thả nổi thì các trường dễ lạm thu".

"Tôi thấy nên xem lại vấn đề thu tiền xã hội hóa, mang tiếng là tự nguyện nhưng lại đưa ra mức áp đặt cao hơn mức so với tiền xây dựng bắt buộc trước đây. Đã thu tiền xã hội hoá giáo dục nhưng các hạng mục trang bị cho lớp học như quạt, bóng điện,... đều phải do phụ huynh đóng góp".

"Nên quay về thu tiền xây dựng như trước".

"Nên thu, bởi vì đây là nguồn huy động kinh phí đáng kể đẻ thực hiện các nội dung phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập khi điều kiện kinh tế của nhà nước ko đủ. Nhưng cũng cần phải có cơ chế phù hợp để sử dụng nguồn kinh phí này một cách hiệu quả nhất".

"Theo tôi thì chủ trương xã hội hóa là đúng nhưng các trường thực hiện không đúng. Hiện nay nhìn chung các trường tự đề ra một mức thu và giao cho giáo viên chủ nhiệm phải thu mức thấp nhất là mức quy định của Hiệu trưởng. Khi họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm phải vận động theo cách áp đặt để đạt chỉ tiêu trường giao, nếu không thu đạt thì bị phê bình làm cho các giáo viên rất khó xử.

Phụ huynh thì phải thực hiện ít nhất là theo mức của trường, ngoài ra còn phải đóng góp quỹ hội phụ huynh lớp 5-7 trăm ngàn để sửa chữa, làm đẹp phòng học, thiết bị điện, nước, lắp điều hòa, thanh toán tiền điện, thuê người vệ sinh... Tôi thấy nhiều phụ huynh khó khăn phàn nàn nhưng không thể không nộp vì con mình đang theo học. Đề nghị HĐND tỉnh nên đề ra mức thu theo từng vùng để thuận tiện trong công tác quản lý sử dụng đúng mục đích".

"Nếu không quy định thì phải cấm các trường không được thu, còn nếu quy định thì phải có mức hợp lý".

Bạn có thể gửi ý kiến của mình tới Kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 17 tại đây

[kien_nghi_hoi_dong]

TIN LIÊN QUAN

Tin mới