Khi quốc lộ thành... sân phơi

(Baonghean.vn) - Mùa này, dọc theo quốc lộ 15 qua Đô Lương và Tân Kỳ có nhiều đoạn đường bị người dân lấn chiếm để biến thành sân phơi rơm, lúa. Thậm chí nhiều điểm còn bị người dân chiếm dụng để tuốt lúa và vận chuyển phụ phẩm nông nghiệp. Đáng nói, tình trạng này đã tiếp diễn trong một thời gian dài khiến nhiều người lo lắng cho sự an nguy của tính mạng mình khi tham gia giao thông.

Đoạn qua xóm 6 Đông Sơn, Đô Lương vốn đã chật hẹp trước nhu cầu lưu thông của người dân nay lại càng trở nên khó kiểm soát khi nhiều người dân ngang nhiên phơi lúa hai bên lòng đương
Đoạn qua xóm 6, Đông Sơn, Đô Lương vốn đã chật hẹp nay càng trở nên khó kiểm soát khi nhiều người dân ngang nhiên phơi lúa hai bên lòng đường
 Những bao thóc nằm ngổn ngang chờ người phơi kéo dài từ xóm 6 cho tới xóm 5
Những bao thóc nằm ngổn ngang chờ người phơi kéo dài từ xóm 6 cho tới xóm 5
fgh
Đoạn quốc lộ 15 xuất phát từ Đô Lương đi Tân Kỳ cũng ngập tràn lúa thóc được người dân vô tư phơi phóng
Dọc theo quốc lộ 15 này còn có nhiều nguy hiểm rình rập với người đi đường khi có nhiều người dân vận chuyển phụ phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch một cách mất an toàn
Dọc theo quốc lộ 15 này còn có nhiều nguy hiểm rình rập với người đi đường khi có nhiều người dân vận chuyển phụ phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch một cách mất an toàn
Thậm chí người dân còn tuốt lúa trên đường
Thậm chí người dân còn tuốt lúa trên đường
Khi đêm về, các vật dụng ngổn ngang trong khi đèn đường chưa có gây mất an toàn tới người tham gia giao thông
Khi đêm về, các vật dụng ngổn ngang trong khi đèn đường chưa có gây mất an toàn cho người tham gia giao thông
Thậm chí nhiều người dân còn đánh dấu
Thậm chí nhiều người dân còn đánh dấu "địa phận" của mình bằng cách đặt các vật cản trên đường như gạch đá

Lấn chiếm lòng đường phơi thóc, rơm có bị xử phạt không?

Theo khoản 3 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 "sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép” là hành vi bị cấm. Mục d, Khoản 2 Điều 35 Luật này cũng quy định cấm phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;

Theo các quy định vừa trích dẫn, hành vi lấn chiếm vỉa hè, lề đường, lòng đường để phơi thóc, rơm, rạ… đã vi phạm pháp luật về an toàn giao thông. Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và hậu quả gây ra, người vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Về xử phạt hành chính: Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, cá nhân, tổ chức có hành vi “phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ” có thể bị phạt tiền từ 100.000 đến 400.000 đồng.

- Về xử lý hình sự: Trường hợp vi phạm mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội cản trở giao thông đường bộ” theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) với hình phạt là phạt tiền từ 5 triệu đến 30 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì khung hình phạt cao nhất có thể lên đến 10 năm tù.

Ngoài ra, người có hành vi chiếm dụng lòng đường phơi nông sản gây tai nạn còn có trách nhiệm bồi thường dân sự những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho nạn nhân.

Thanh Quỳnh

TIN LIÊN QUAN

Tin mới