Khó kiểm soát dịch tả lợn châu Phi ở Kỳ Sơn vì thói quen nuôi lợn thả rông

(Baonghean.vn) - Lợn đen, lợn nít của đồng bào các dân tộc thiểu số được nuôi theo hình thức thả rông, rất khó kiểm soát dịch bệnh.
Sáng 23/5, ông Nguyễn Công Hiếu - Trưởng Trạm Thú y huyện Kỳ Sơn cho biết, trên địa bàn huyện xuất hiện thêm một ổ dịch tả lợn châu Phi ở Hữu Kiệm. Dịch bệnh diễn biến phức tạp do tập tục thả rông lợn của đồng bào khiến việc kiểm dịch rất khó khăn.
Trước đó, trên địa bàn xã biên giới Mường Típ có gần 30 con lợn bị chết vì dịch tả lợn Châu Phi với 964 kg lợn được tiêu hủy chôn lấp.
Lợn dịch được đem tiêu hủy. Ảnh: Lữ Phú
Lợn dịch được đem tiêu hủy. Ảnh: Lữ Phú
Để việc tiêu hủy số lượng lớn chết đúng quy trình, UBND huyện Kỳ Sơn đã huy động máy múc đất đào hố tiêu hủy. Chính quyền xã Mường Típ thành lập nhiều tổ phòng chống dịch, như tổ thống kê số liệu, 6 tổ tiêu hủy cắm ở 6 bản có dịch trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật tiêu hủy và ghi danh sách số lượng con và trọng lượng, đồng thời xã cũng lập 2 chốt chặn ở bản Ta Đo và Phà Nọi.
Ông Lương Xuân Liễu - Bí thư Chi bộ bản Ta Đo, xã Mường Típ trao đổi: “Trong ngày 22/5, bản có thêm 10 con lợn của người dân bị chết, số lợn chết chủ yếu là lợn mạ, có trọng lượng từ 80 - 120 kg, có con có giá trị lên đến cả 10 triệu đồng, đợt này người dân thiệt hại nặng. Thu nhập chủ yếu của người dân chỉ trông chờ vào bán lợn nít, lợn đen, nhưng giờ chết hết, có nhà thành trắng tay”.
Lực lượng chức năng triển khai các biện pháp dập dịch. Ảnh: Lữ Phú
Lực lượng chức năng triển khai các biện pháp dập dịch. Ảnh: Lữ Phú
Trao đổi về những khó khăn trong công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, ông Hạ Bá Thái - Chủ tịch UBND xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn cho hay: Mặc dù Nhà nước đã có chủ trương hỗ trợ 33 ngàn đồng/kg lợn chết đã tiêu hủy, tuy nhiên thực tế giá thị trường lợn đen địa phương cao gấp 3 lần, với 100 ngàn đồng/kg.
 
Tiêu hủy lợn bị dịch tả ở huyện Kỳ Sơn.  Clip: Lữ Phú

Tin mới