Khó tìm thợ để lát lại vỉa hè sau giải tỏa

(Baonghean.vn) – Sau những ngày đầu giải tỏa vỉa hè, người dân TP. Vinh chung tay xây lại vỉa hè, đảm bảo mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho người đi bộ.

Ông Nguyễn Văn Trung, ở đường Nguyễn Phong Sắc (P. Hưng Dũng) cho biết: "Sau khi thành phố dùng máy xúc giải tỏa vỉa hè, để nhanh chóng ổn định lại cuộc sống cũng như công việc buôn bán, gia đình tôi nhanh chóng gọi thợ làm lại vỉa hè...".

Người dân đường Nguyễn Phong Sắc, phường Hưng Dũng (TP. Vinh) làm lại vỉa hè sau giải tỏa. Ảnh: Quang An
Người dân đường Nguyễn Phong Sắc, phường Hưng Dũng (TP. Vinh) làm lại vỉa hè sau giải tỏa. Ảnh: Quang An

Gạch block không nung được người dân sử dụng để lát lại vỉa hè. Trung bình mỗi mét vuông sử dụng 24 viên gạch loại này với chi phí khoảng 3.000 đồng/viên. Hiện nay, tiền công thợ xây lại vỉa hè khoảng 60.000 đồng/m2.

 » Thợ khoan, thợ xây kiếm tiền triệu trong đợt giải tỏa vỉa hè
 

Trên đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hưng Phúc người dân cũng nhạn chóng lát gạch vỉa hè, đảm bảo tính thẩm mỹ. Ảnh: Quang An
Trên đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hưng Phúc các hộ dân cũng nhanh chóng lát gạch vỉa hè, đảm bảo mỹ quan đô thị. Ảnh: Quang An

Nếu chi phí khoan cắt được tính theo diện tích và độ phức tạp của mỗi công trình, thì việc làm lại vỉa hè tốn nhiều chi phí hơn. Bởi bên cạnh thuê thợ, còn phải mua vật liệu xây dựng như xi măng, cát, gạch… Những nhà có diện tích lấn chiếm buộc phải cưỡng chế càng lớn thì chi phí xây dựng càng cao.

Chị Hồng, một chủ cửa hàng quần áo trên đường Nguyễn Văn Cừ chia sẻ: Tôi có hơn 5 m2 vỉa hè bị giải tỏa, do không có sức khỏe và kinh nghiệm nên tôi thuê 4 người thợ từ Nghi Lộc làm lại, giá mỗi mét vuông gồm cả vật liệu xây dựng và tiền công thợ là gần 200.000 đồng. Với giá như vậy theo tôi là hơi cao”.

 Tại đường Tuệ Tĩnh, người dân sửa lại đường ống nước được chôn dưới vỉa hè sau khi bị  giải tỏa. Ảnh: Quang An
 Tại đường Tuệ Tĩnh, người dân sửa lại đường ống nước được chôn dưới vỉa hè sau khi bị  giải tỏa. Ảnh: Quang An

Mặc dù giá thuê nhân công đắt, nhưng việc thuê các tốp thợ xây dựng không dễ. Đa số các chủ cửa hàng cho biết, do việc tìm được thợ làm lại vỉa hè thời điểm này là rất khó, trong khi vỉa hè ngổn ngang ảnh hưởng nhiều đến kinh doanh buôn bán.

Do chi phí cao nên một số hộ dân sử dụng lại gạch cũ còn nguyên vẹn sau khi tháo dỡ để lát lại vỉa hè. Bên cạnh đó, nhiều hộ giúp nhau cùng làm lại vỉa hè để tiết kiệm công lao động và chi phí xây dựng.

Anh Nguyễn Anh Quân ở phường Trường Thi cho biết : “Tìm thợ hơi khó trong dịp này và nếu có cũng phải chờ nên những nhà liền kề đã chung tay làm lại vỉa hè, phụ nữ có thể vận chuyển vật liệu, đàn ông lát gạch, gia trát... Cách làm này vừa đỡ chi phí thuê thợ, vừa có tinh thần đoàn kết”.

Một số hộ dân làm lại vỉa hè bằng cách da trát xi măng, không lát gạch. Ảnh: Quang An
Một số hộ dân làm lại vỉa hè bằng cách gia trát xi măng. Ảnh: Quang An

Tuy nhiên, quá trình làm lại vỉa hè ở một số tuyến thiếu sự đồng bộ trong xây dựng. Vì vậy trên cùng  một tuyến vỉa hè tồn tại nơi thì dùng gạch lát, còn có đoạn thì gia trát lại bằng xi măng.

Do thiếu sự nhất quán nên khi nhìn vào một số nền vỉa hè sẽ thấy loang lổ nhiều phân khúc, nhiều màu sắc khác nhau. 

 » TP Vinh: Đưa máy xúc cưỡng chế giải tỏa lấn chiếm vỉa hè
 

Quang An

TIN LIÊN QUAN

Tin mới