Khoai vạc - vị thuốc quý trong vườn nhà

(Baonghean.vn) - Khoai vạc là một loại thức ăn gắn liền với bà con nông dân, có nhiều nơi trồng đại trà dùng thay lương thực sau lúa và ngô. Thế nhưng, khoai vạc được dùng làm thuốc thì bà con lại ít biết đến.

» Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân
 

Khoai vạc (hay khoai mỡ, khoai tím, củ cái, củ mỡ, củ cầm, củ đỏ, củ tía, khoai tía, khoai ngà, khoai long, khoai bướu, khoai trút, khoai ngọt… ) có tên khoa học Dioscorea alata, họ Củ nâu được trồng nhiều ở châu Phi. Ở nước ta, cây trồng khắp nông thôn để lấy củ ăn; củ có khi to hay rất to, nặng từ 4 - 50kg. Đông y gọi là Mao thử. 

Khoai mỡ có 2 loại: ruột trắng và ruột tím. Loại ruột trắng có giống Mộng Linh, củ chùm nặng ký (4 - 5kg/củ. Loại ruột tím có tím than và tím bông lau, loại này củ suôn, dài, tuy củ nhỏ hơn loại ruột trắng nhưng ngon.

 Đông y gọi Khoai vạc là Mao thử. Ảnh minh họa
Đông y gọi Khoai vạc là Mao thử. Ảnh minh họa

Thành phần dưỡng chất chính của khoai mỡ: 1 bát khoảng 136g khoai mỡ chứa 157,75kcal; vitamin C: 10,40mg; vitamin B6 (pyridoxin): 0,31mg, kali: 9,11mg; mangan: 0,50mg; chất xơ: 5,30g.

Theo Đông y, khoai mỡ vị ngọt, tính bình, không độc. Có tác dụng bổ tỳ, phế, sáp tinh khí, tiêu thũng, làm giảm đau. Khoai mỡ làm tăng máu đến thận và làm giảm huyết áp cho cơ thể.

Một số tác dụng chữa bệnh của khoai mỡ

Ngăn ngừa bệnh tim mạch: trong khoai mỡ giàu vitamin B6, đây là dưỡng chất rất cần giúp cơ thể bẻ gãy hợp chất có tên  là homocysteine - thủ phạm phá hủy thành mạch máu. Nhiều người mắc bệnh tim mạch, tuy hàm lượng cholesterol trong máu thấp nhưng vẫn có homocysteine trong máu cao nên vẫn có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao, tuy nhiên nếu được cung cấp đầy đủ vitamin B6 sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ nói trên. Ngoài vitamin B6, khoai mỡ còn giàu kali, khoáng chất hữu ích trong việc điều tiết, duy trì huyết áp ổn định.

Một trong những dưỡng chất khá quan trọng có trong khoai mỡ có tên là dioscorin. Nó ức chế angiotensin chuyển đổi thành enzyme, làm tăng máu đến thận và làm giảm huyết áp cho cơ thể.

Nhuận tràng: chất sợi hòa tan hút nhiều nước và tăng thể tích phân. Chất nhầy và chất sợi làm cho phân trơn nhuận, kích thích nhu động ruột, vì vậy đại tiện dễ dàng.

Chống viêm ruột: Phân tồn đọng làm cho ruột phình đại, lớp nhầy mỏng hơn nên tăng nguy cơ viêm nhiễm. Khoai mỡ giúp phân nhuận, di chuyển nhanh nên giảm nguy cơ viêm nhiễm ở ruột.

Giảm thiểu các hội chứng mãn kinh ở phụ nữ: Trong khoai mỡ có chứa nhiều hợp chất có tên là steroidal ponins, trong số này có diosgenins, có các thành phần giống như progesterone, vì thế có tác dụng hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương và không để lại phản ứng phụ như trong liệu pháp thay thế hoóc-môn.

Giảm thân trọng, trị mập phì: Khoai mỡ có nhiều chất sợi và không có chất béo, vì vậy ăn no lâu mà vẫn giảm thân trọng. Ngoài ra, khoai mỡ ngoại hấp thụ cholesterol.

Duy trì đường huyết và trọng lượng cơ thể: Khoai mỡ là thực phẩm giàu carbonhydrate phức, giàu chất xơ nên điều tiết quá trình nhả đường vào máu.

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard trên 38.000 phụ nữ cho thấy, ăn các loại củ như: cà rốt, khoai mỡ hoặc khoai lang sẽ giảm 27% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2.

Khoai mỡ còn giàu mangan, đây là khoáng chất vi lượng giúp cho việc chuyển hóa carbonhydrate và điều tiết quá trình sản xuất năng lượng cho cơ thể giúp người ta duy trì trọng lượng hợp lý.

Món canh khoai vạc thịt bằm tốt cho đường ruột. Ảnh minh họa
Món canh khoai vạc thịt bằm tốt cho đường ruột. Ảnh minh họa

Một số tác dụng khác:

- Khoai mỡ là thực phẩm lợi tiểu có tác dụng chống viêm nhiễm nên rất tốt cho những người mắc bệnh viêm đường tiểu, rất tốt cho hệ thống sinh dục phụ nữ. Người ta còn sử dụng kem sản xuất từ khoai mỡ để bôi trơn hệ thống sinh dục phụ nữ.

- Các loại khoai mỡ hoang dã có tác dụng giảm đau cơ bắp, đau bụng, đau hệ thần kinh.

- Khoai mỡ còn có thành phần chống viêm nhiễm cho nhóm người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp tác dụng giảm sốt, tăng cường chức năng cho bàng quang, gan và tác dụng giảm mỡ máu.

- Canh khoai mỡ nấu với cá, xương có tác dụng trị suy nhược, gân cốt,  đau nhức cột sống.

- Khoai mỡ cũng được dân gian dùng như chất kích dục. Chúng chứa nhiêu hóa chất làm tăng tính nhạy cảm của cơ quan sinh dục.

Hoa Lê

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới