Không cần Shtora-1, tăng T-90S Việt Nam cũng rất mạnh

Dù Shtora-1 được đánh giá rất cao nhưng việc tăng T-90S của Việt Nam không trang bị hệ thống này không hề giảm đi khả năng phòng vệ cho xe.
Phòng vệ đa tầng
Theo những thông tin được Nga công công khai, trên các phiên bản của tăng T-90 đều được bảo vệ bởi 3 hệ thống chính đó là: Hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1; hệ thống giáp phòng hộ phản ứng nổ và giáp composite.
Vậy hệ thống Shtora 1 hoạt động thế nào? Nhiệm vụ chính của hệ thống phòng vệ này là vô hiệu hóa đầu dẫn bằng laser của các loại tên lửa chống tăng của đối phương.
Shtora 1 gồm các thiết bị dò tìm tia laser - vốn được phiến quân sử dụng để chỉ thị mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa TOW. Khi Shtora 1 phát hiện xe tăng đang bị thiết bị ngắm laser định vị, nó sẽ tự động phóng lựu đạn khói, tạo ra một bức tường khói rộng 20 m, cao 10 m.
Tăng T-90S.
Tăng T-90S.
Việc phóng lựu đạn khói được thực hiện trong chưa đầy 3 giây và kéo dài khoảng 20 giây. Màn khói có tác dụng ngụy trang cho xe tăng trước thiết bị ngắm quang học của TOW, khiến đối phương không thể xác định được chính xác mục tiêu.
Shtora 1 còn được trang bị đèn chế áp quang học, phát ra ánh sáng bức xạ có tần số và dải sóng gần giống với nguồn sáng điều khiển tên lửa.
Càng đến gần xe tăng, tên lửa càng nhận được ít tín hiệu điều khiển hơn, trong khi ánh sáng bức xạ gây nhiễu càng mạnh lên, khiến hệ thống điều khiển tên lửa bị nhiễu loạn và ra lệnh tự hủy hoặc bay đi hướng khác khi nó còn cách xe tăng vài mét.
Thay thế hoàn hảo
Dù Shtora 1 có khả năng phòng vẹ rất tốt nhưng sự thiếu vắng của hệ thống này không hề ảnh hưởng đến sự an toàn của xe bởi theo những gì được Tập đoàn Uralvagonzavod cho biết, những phiên bản T-90 thiếu Shtora 1 sẽ được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Arena cực tối tân.
Nhà sản xuất cho biết, Arena là một hệ thống APS được thiết kế để bảo vệ xe tăng chiến đấu chủ lực hay xe bọc thép trước mối đe dọa từ tên lửa chống tăng có điều khiển, súng phóng lựu chống tăng cá nhân. Cấu hình hệ thống bao gồm một trạm cảm biến được bố trí gần cuối tháp pháo.
Bên trong trạm cảm biến được trang bị một radar xung Doppler đa chức năng, radar này có phạm vi quét 360 độ xung quanh xe. Một hệ thống đánh chặn gồm có 26 đạn được bố trí xung quanh tháp pháo, cung cấp khả năng đánh chặn từ 220-270 độ về phía trước và 2 bên hông xe tăng.
Chiếc ô phòng vệ hệ thống Arena tạo nên quanh xe tăng.
Chiếc ô phòng vệ hệ thống Arena tạo nên quanh xe tăng.
Arena được trang bị một máy tính điều khiển kỹ thuật số. Hệ thống có nguyên tắc hoạt động như sau: Hệ thống cảm biến sẽ quét khu vực xung quanh xe tăng để phát hiện mối đe dọa từ các loại vũ khí chống tăng. Khi một tên lửa chống tăng phóng về phía xe tăng, thông số về mục tiêu sẽ được hệ thống cảm biến truyền về cho máy tính điều khiển.
Dựa vào thông số về tọa độ, vận tốc của tên lửa, máy tính điều khiển sẽ kích hoạt hệ thống đánh chặn ở vị trí phù hợp. Arena sẽ phóng ra một đạn hình hộp chữ nhật được kích nổ cách xe tăng khoảng 1,5m, khi nổ, nó sẽ phóng ra hàng nghìn mảnh đạn nhỏ để tiêu diệt tên lửa hay đầu đạn của vũ khí chống tăng khác.
Hệ thống Arena có thời gian phản ứng với mục tiêu chỉ 0,07 giây, nó có thể đối phó với các mục tiêu có tốc độ lên đến 700m/s. Arena còn có khả năng nhận dạng các mục tiêu giả và các loại đạn xuyên giáp cỡ nòng nhỏ không đủ khả năng đe dọa xe tăng.
Arena có trọng lượng khoảng 1.100kg, khi hoạt động, nó yêu cầu bộ binh phải tránh xa xe tăng một khu vực an toàn khoảng 30m xung quanh. Hệ thống Arena cung cấp phạm vị bảo vệ khoảng 50m xung quanh xe tăng.
Các thử nghiệm trên thao trường Kubinka vào năm 1995 cho thấy hệ thống Arena đã bảo vệ thành công xe tăng trước cuộc tấn công bằng tên lửa chống tăng có điều khiển và đạn xuyên giáp động năng sử dụng thanh xuyên cố định.
Xe tăng chiến đấu chủ lực được trang bị Arena sẽ có khả năng sống sót trên chiến trường cao gấp 1,5-2 lần so với xe tăng không được trang bị hệ thống APS này. Chính vì vậy, Nga tin rằng hệ thống APS Arena sẽ mang lại sức mạnh phòng vệ hoàn toàn mới cho xe tăng chiến đấu.
Theo Baodatviet
TIN LIÊN QUAN

Tin mới