Không nên để Lịch sử là môn học tự chọn

(Baonghean.vn) - Đây là ý kiến của cử tri xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn (Nghệ An) khi tiếp xúc cử tri Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV vào chiều 12/5.
Toàn cảnh hội nghị tiếp xúc cử tri tại xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn. Ảnh: Thành Duy
Toàn cảnh hội nghị tiếp xúc cử tri tại xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn. Ảnh: Thành Duy

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri gồm các ông: Thái Văn Thành - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở GD&ĐT, Ủy viên Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực; Trần Nhật Minh - đại biểu chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh. Dự hội nghị có cử tri các xã: Xuân Lâm và Hồng Long, huyện Nam Đàn.

Tại hội nghị tiếp xúc cử tri, vấn đề môn Lịch sử trở thành môn học tự chọn ở bậc THPT tiếp tục được cử tri trao đổi, nêu ý kiến băn khoăn, lo lắng. Ông Nguyễn Thạc Dương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Xuân Lâm cho biết, qua lắng nghe, tổng hợp ý kiến, cử tri, nhân dân trên địa bàn cho rằng, đưa môn Lịch sử thành môn học bắt buộc, không nên là môn tự chọn. “Nếu không một lúc nào đó có thể rất nhiều người không biết được lịch sử đất nước, ông Dương trăn trở. 

Ông Trần Nhật Minh - đại biểu chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An thông báo đến các cử tri dự kiến thời gian, nội dung chương trình kỳ họp thứ 3. Ảnh: Thành Duy
Ông Trần Nhật Minh - đại biểu chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An thông báo đến các cử tri dự kiến thời gian, nội dung chương trình kỳ họp thứ 3. Ảnh: Thành Duy

Cũng tại hội nghị, cử tri nêu lên nhiều vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Ông Nguyễn Văn Long, cử tri xã Xuân Lâm nói: Sau đại dịch Covid-19, hiện nay giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, song đầu ra sản phẩm không ổn định. Ông đề nghị có chính sách quan tâm để ổn định đời sống của người dân khu vực nông thôn.

Vấn đề chế độ, chính sách của cán bộ cơ sở cũng là nội dung được nhiều cử tri phản ánh và đề nghị nghiên cứu để có cơ chế phù hợp, đặc biệt là ở thôn, xóm. Ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn cũng đề nghị cần tiến hành tổng kết đánh giá kỹ hiệu quả, hạn chế của việc sáp nhập khối, xóm, xã, giải pháp sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư sau sáp nhập trước khi thực hiện giai đoạn tiếp theo.

Ông Nguyễn Văn Long, cử tri xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn phát biểu ý kiến. Ảnh: Thành Duy
Ông Nguyễn Văn Long, cử tri xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn phát biểu ý kiến. Ảnh: Thành Duy
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn nêu một số kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đồng thời giải trình, làm rõ một số nội dung thuộc thẩm quyền. Ảnh: Thành Duy
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn nêu một số kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đồng thời giải trình, làm rõ một số nội dung thuộc thẩm quyền. Ảnh: Thành Duy

Cũng tại hội nghị, cử tri xã Hồng Long có ý kiến liên quan đến tiến độ Dự án Bảo tồn, tôn tạo Di tích lịch sử đền Hồng Long và phục dựng Tháp Nhạn. Đây là Di tích lịch sử cấp Quốc gia và là địa điểm rất linh thiêng trong đời sống văn hóa, tâm linh của người dân địa phương, là dấu tích của Tháp Nhạn. Được biết, hộp xá lị tìm thấy ở Tháp Nhạn là 1 trong 3 hiện vật phát hiện tại Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia.

Tuy nhiên, theo cử Phạm Hữu Hồng ở xã Hồng Long, dự án đến nay mặc dù đã có quy hoạch, công bố quy hoạch song vẫn chưa triển khai ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân trong phạm vi quy hoạch; và quan trọng hơn là sớm bảo tồn, tôn tạo di tích quốc gia.

Đại biểu Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri. Ảnh: Thành Duy
Đại biểu Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri. Ảnh: Thành Duy

Cũng tại hội nghị, cử tri cũng có nhiều kiến nghị liên quan đến vấn đề xây dựng hạ tầng, thử nghiệm giống sản xuất, chế độ cho giáo viên mầm non hợp đồng theo Nghị định 06;…

Thay mặt các vị đại biểu Quốc hội, GS.TS Thái Văn Thành ghi nhận, tiếp thu những ý kiến của cử tri; đồng thời giải trình, làm rõ một số nội dung liên quan.

Tin mới