Không quân Mỹ dùng AI ngăn đòn tấn công hủy diệt

Với tham vọng chặn đòn tấn công hủy diệt, Mỹ đang phát triển nhiều chương trình vũ khí tuyệt mật, trong đó có tích hợp AI lên chiến đấu cơ.

Hiện nay, Quân đội Mỹ đang thực hiện nhiều chương trình tối mật với mục tiêu tận dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm bảo vệ nước nước này trước viễn cảnh tấn công hạt nhân.

Việc Mỹ âm thầm phát AI được kỳ vọng có thể tự tính toán, nghiên cứu lượng dữ liệu khổng lồ (bao gồm cả hình ảnh vệ tinh), với tốc độ nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo chính xác, vượt qua cả khả năng của con người để phát hiện dấu hiệu của quy trình phóng tên lửa.

Không quân Mỹ dùng AI ngăn đòn tấn công hủy diệt ảnh 1
Máy bay B-1B Lancer cũng nằm trong kế hoạch được trang bị AI của Mỹ.

Khi được trí tuệ nhân tạo cảnh báo trước, Mỹ sẽ có đủ thời gian để đưa ra những phản ứng thích hợp. Mặc dù dự án này được giữ kín nhưng quân đội Mỹ từ lâu đã lộ rõ sự quan tâm đặc biệt tới trí tuệ nhân tạo.

Bộ Quốc phòng Mỹ từng công bố sử dụng trí tuệ nhân đạo để nhận diện vật thể trong video thu từ máy bay không người lái. Ngoài ra, lực lượng không quân nước này cũng đang tiến hành thử nghiệm hệ thống trí tuệ nhân tạo trên chiến đấu cơ và đã đạt được những thành công nhất định.

Trong khi đó, Mỹ hy vọng tên lửa LRASM với trí thông minh nhân tạo đang trong giai đoạn thử nghiệm đủ khôn ngoan khiến đối thủ khiếp sợ. Đây là biến thể trang bị AI dành cho tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet và oanh tạc cơ B-1B.

Chuyên gia quân sự Sydney J. Freedberg Jr của Lockheed Martin cho biết, với trí tuệ nhân tạo, LRASM là bước tiến lớn từ chương trình tên lửa không đối đất AGM-158 JASSM.

Nhà sản xuất Lockheed Martin đã trang bị cho LRASM đầu dò vô tuyến đa chức năng cùng đường truyền dữ liệu (datalink) tối tân. Sau khi rời khỏi bệ phóng, nó sẽ nhận dữ liệu mục tiêu từ tàu chiến hoặc máy bay, sau đó tiếp tục nhận thông tin cập nhật về mục tiêu qua kết nối với vệ tinh.

Khi LRASM áp sát mục tiêu, nơi tín hiệu liên lạc vệ tinh bị gây nhiễu hoặc gián đoạn, tên lửa sẽ bay theo lộ trình được vạch sẵn. Các hệ thống cảm biến trên tên lửa sẽ xác định những khu vực bị đe dọa bởi vũ khí phòng không của đối phương, từ đó tự điều chỉnh hướng bay để vòng qua khu vực này.

Tên lửa nhanh chóng hạ độ cao xuống sát mặt biển để tránh bị hệ thống radar trên tàu chiến đối phương phát hiện. Các hệ thống cảm biến trên tên lửa của liên tục rà quét các vị trí trang bị vũ khí phòng không trên mục tiêu để gia tăng khả năng sống sót của nó.

Sydney J. Freedberg Jr khẳng định rằng, với đầu nổ xuyên - phá mảnh nặng 454 kg, tên lửa LRASM đủ sức nhấn chìm hầu các mục tiêu trên biển. Với mục tiêu cỡ lớn như tàu tuần dương lớp Slava, hay tau khu trục giống như lớp Sovremenny của Nga, hai quả LRASM là quá đủ nhấn chìm bất kỳ mục tiêu nào.

Tin mới