Kiếm tiền triệu mỗi ngày từ thu hái 'lộc rừng'

(Baonghean.vn) - Cữ tháng Bảy đến tháng Mười âm lịch hàng năm, người dân các vùng ven đỉnh Pù Loi (Tân Kỳ ) lại vào mùa thu hái măng nứa, măng loi. Mỗi ngày, có gia đình thu hái được cả tạ măng, bán cho thương lái thu về tiền triệu. Nhờ “lộc rừng”, người dân có thêm nguồn thu đáng kể, cải thiện cuộc sống…
Cữ tháng Bảy đến tháng Mười âm lịch hàng năm, người dân các vùng ven đỉnh Pù Loi (Tân Kỳ) lại vào mùa thu hái măng nứa, măng loi. Do đặc thù nằm ở đỉnh núi cao 900m so với mực nước biển nên để hái được măng rừng, người dân phải thức dậy từ 3h sáng, leo núi để hái măng. Đường lên núi cao, hiểm trở nên nhiều người phải dừng nghỉ ở các lán dọc đường lấy sức. Ảnh: Thanh Phúc

Cữ tháng Bảy đến tháng Mười âm lịch hàng năm, người dân các vùng ven đỉnh Pù Loi (Tân Kỳ) lại vào mùa thu hái măng nứa, măng loi. Do đặc thù nằm ở đỉnh núi cao 900m so với mực nước biển nên để hái được măng rừng, người dân phải thức dậy từ 3h sáng, leo núi để hái măng. Đường lên núi cao, hiểm trở nên nhiều người phải dừng nghỉ ở các lán dọc đường lấy sức. Ảnh: Thanh Phúc

Hơn 15 năm nay, cứ đến mùa măng là vợ chồng ông Vi Văn Ngoan và vợ là bà Huấn Thị Tuyết ở bản Phẩy Thái Minh, xã Tiên Kỳ (Tân Kỳ) bám rừng thu hái măng. Ảnh: Thanh Phúc

Hơn 15 năm nay, cứ đến mùa măng là vợ chồng ông Vi Văn Ngoan và vợ là bà Huấn Thị Tuyết ở bản Phẩy Thái Minh, xã Tiên Kỳ (Tân Kỳ) bám rừng thu hái măng. Ảnh: Thanh Phúc

Ngày nào khỏe, thời tiết thuận lợi, vợ chồng ông Ngoan cũng thu hái được 60-70 kg măng nứa tươi nhập cho thương lái với giá 10.000 đồng/kg thu về 700.000 đồng. Đặc biệt, sau những đợt mưa rào, măng loi đội đất nhú mầm, ông lại mang đồ nghề leo đỉnh Pù Loi, vượt dốc đá lởm chởm để săn măng loi. Loại măng này được coi là đặc sản núi rừng, giá đắt gấp 4-5 lần măng nứa, có ngày, ông kiếm được tiền triệu. Ảnh: Thanh Phúc

Ngày nào khỏe, thời tiết thuận lợi, vợ chồng ông Ngoan cũng thu hái được 60-70 kg măng nứa tươi nhập cho thương lái với giá 10.000 đồng/kg thu về 700.000 đồng. Đặc biệt, sau những đợt mưa rào, măng loi đội đất nhú mầm, ông lại mang đồ nghề leo đỉnh Pù Loi, vượt dốc đá lởm chởm để săn măng loi. Loại măng này được coi là đặc sản núi rừng, giá đắt gấp 4-5 lần măng nứa, có ngày, ông kiếm được tiền triệu. Ảnh: Thanh Phúc

Với đặc sản măng nứa, ngoài bán măng tươi tại chỗ, nhiều hộ còn sơ chế măng bằng cách luộc, phơi khô. Ảnh: Thanh Phúc
Với đặc sản măng nứa, ngoài bán măng tươi tại chỗ, nhiều hộ còn sơ chế măng bằng cách luộc, phơi khô. Ảnh: Thanh Phúc
Đặc biệt, măng tươi được sơ chế với các công đoạn cắt, thái, luộc kỹ trong nhiều giờ, phơi nắng tự nhiên và giàng khói bếp giúp cho măng có màu vàng sẫm đẹp mắt, mùi thơm đặc trưng. Khoảng 18 - 20 kg măng tươi sẽ thu về 1 kg măng khô. Ảnh: Thanh Phúc
Đặc biệt, măng tươi được sơ chế với các công đoạn cắt, thái, luộc kỹ trong nhiều giờ, phơi nắng tự nhiên và giàng khói bếp giúp cho măng có màu vàng sẫm đẹp mắt, mùi thơm đặc trưng. Khoảng 18 - 20 kg măng tươi sẽ thu về 1 kg măng khô. Ảnh: Thanh Phúc
Măng loi được coi là đặc sản riêng có của vùng đất Tiên Kỳ (Tân Kỳ). Loại măng này có thể chế biến được nhiều món khác nhau: ăn sống, nấu canh, xào, luộc và muối chua. Giá măng loi khá cao nhưng vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng, sản lượng người dân khai thác được không đủ cung ứng ra thị trường. Ảnh: Thanh Phúc
Măng loi được coi là đặc sản riêng có của vùng đất Tiên Kỳ (Tân Kỳ). Loại măng này có thể chế biến được nhiều món khác nhau: ăn sống, nấu canh, xào, luộc và muối chua. Giá măng loi khá cao nhưng vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng, sản lượng người dân khai thác được không đủ cung ứng ra thị trường. Ảnh: Thanh Phúc
Hiện ở xã Tiên Kỳ (Tân Kỳ) có khoảng 2 ha măng loi, 200 ha măng nứa. Măng mọc tự nhiên, không mất công chăm sóc, không tốn bất kỳ một khoản kinh phí nào… được xem là “lộc rừng”, đem lại “tiền tươi, thóc thật” cho người dân mỗi ngày. Để bảo vệ nguồn lợi tự nhiên này, những người khai thác măng rừng quy ước với nhau khi thu hái, mỗi bụi măng như vậy phải chừa lại 1-2 mầm để nó phát triển thành cây, thành bụi. Ảnh: Thanh Phúc
Hiện ở xã Tiên Kỳ (Tân Kỳ) có khoảng 2 ha măng loi, 200 ha măng nứa. Măng mọc tự nhiên, không mất công chăm sóc, không tốn bất kỳ một khoản kinh phí nào… được xem là “lộc rừng”, đem lại “tiền tươi, thóc thật” cho người dân mỗi ngày. Để bảo vệ nguồn lợi tự nhiên này, những người khai thác măng rừng quy ước với nhau khi thu hái, mỗi bụi măng như vậy phải chừa lại 1-2 mầm để nó phát triển thành cây, thành bụi. Ảnh: Thanh Phúc

Tin mới