Kinh nghiệm lái xe để tránh động cơ ô tô bị nóng

(Baonghean.vn) - Động cơ ô tô quá nóng có thể làm giảm tuổi thọ, thậm chí phá hủy xe. Biết cách làm mát khi động cơ xe trở nên quá nóng là kỹ năng quan trọng mà tài xế nào cũng cần có.

Lái xe từ từ thay vì dừng hẳn rồi lên ga đi tiếp

Dừng hẳn và lên ga đi tiếp có thể tạo áp lực lớn và khiến động cơ bị nóng, đặc biệt là với các đời xe cũ. Vì vậy nên hạn chế phanh và để xe lăn bánh từ từ trong trường hợp bạn biết chắc là sẽ sớm tiếp tục phải dừng xe.

Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra kim nhiệt độ khi gặp đèn đỏ hoặc biển báo dừng xe.

Thường xuyên thay dầu, kiểm tra quạt

Dầu cũ có thể dẫn đến việc động cơ quá nóng, đặc biệt là khi kết hợp với việc thiếu nước làm mát và các vấn đề khác. Mỗi khi thay dầu cho xe, hãy nhờ thợ cơ khí kiểm tra quạt tản nhiệt. Phát hiện vấn đề ngay lúc đó sẽ giúp bạn tránh được những sửa chữa tốn kém về sau.

Hãy để ý xem có nghe được tiếng quạt tản nhiệt kêu sau khi tắt động cơ không vì thông thường, quạt vẫn tiếp tục hoạt động để giảm nhiệt cho xe.

Bổ sung đầy nước làm mát

Kiểm tra két nước làm mát và đảm bảo mức nước cần thiết. Nếu hơi thấp, hãy trộn nước làm mát với nước lọc theo cùng tỉ lệ và chêm vào cho đến khi đạt mức cần thiết. Điều này đặt biệt quan trọng khi sống ở vùng có khí hậu nóng.

Khi kiểm tra hệ thống làm mát, hãy kiểm tra dấu hiệu rò nước (nước làm mát thường có màu xanh và mùi dễ chịu); kiểm tra gầm xe, xung quanh động cơ, trên tất cả các ống và các phần khác nhau của két nước làm mát.

Mở cửa sổ thay vì bật điều hòa khi động cơ nóng

Điều hòa sử dụng điện từ động cơ để làm mát không khí trong xe và khiến động cơ phải làm việc nhiều hơn. Khi động cơ trở nên quá nóng, điều đầu tiên mà bạn cần làm là tắt điều hòa và nếu sợ động cơ nóng lên vì một nguyên nhân nào đó, bạn cũng nên dừng sử dụng hoàn toàn.

Nếu không biết cách kiểm tra xe, hãy tìm xem có chỗ rò nào ở két nước làm mát, vấn đề nào ở điều hòa và mực nước làm mát có thấp không. Hãy thử tắt hẳn điều hòa.

* Cách xử lý khẩn cấp khi động cơ ô tô quá nóng

 - Dừng xe vào lề đường sớm nhất có thể. Trường hợp không thể dừng ngay nên tắt điều hòa, mở cửa sổ; bật hệ thống sưởi và quạt tản nhiệt để hơi nóng thoát nhanh; bật đèn báo nguy hiểm và giảm tốc, chạy từ từ đến khi tìm được chỗ dừng xe.

 - Mở nắp ca pô khi hết hơi nước. Nếu xe không quá nóng, chỉ việc tắt máy và mở nắp. Nếu nắp ca pô quá nóng, vẫn thấy hơi nước bốc lên thì chờ đến khi nắp nguội mới được mở, tránh trường hợp bị bỏng.

 - Kiểm tra ống tản nhiệt phía trên két nước. Dùng tay bóp nhẹ vào ống tản nhiệt để xác định hệ thống tản nhiệt có phải chịu áp suất, việc mở nắp két nước có an toàn không. Nếu thấy cứng khó bóp nghĩa là áp suất trong hệ thống vẫn lớn, không nên mở nắp két nước lúc này.

- Vặn nắp két nước. Việc mở nắp có tác dụng làm chất lỏng bên trong nhanh chóng nguội khi được tiếp xúc với không khí.
 - Kiểm tra liệu động cơ có bị rò rỉ không. Nếu động cơ bị rò rỉ cần nhanh chóng bổ sung nước sạch thay thế dung dịch làm mát.
 - Khởi động lại xe khi đã làm mát. Khởi động lại xe để kiểm tra xem kim nhiệt độ còn chỉ vào vạch đỏ không? Nếu vẫn còn, cần tắt máy và chờ thêm 10-15 phút nữa cho xe nguội hẳn rồi mới lái tiếp.
 - Trường hợp nghiêm trọng gọi ngay xe cứu hộ. Khi xe bị rò rỉ dầu hay động cơ không thể hạ nhiệt, các tốt nhất là hãy gọi xe cứu hộ ngay lập tức. Nếu bất cẩn, đầu máy quá nóng sẽ làm hư hại động cơ và toàn bộ xe hơi.

Tin mới