Kinh nghiệm trồng dưa lưới theo công nghệ Israel

(Baonghean.vn) - Ông Trương Văn Hòa ở xã Hội Sơn (Anh Sơn) đã đầu tư thực hiện thành công mô hình trồng dưa lưới theo công nghệ Israel, cho thu nhập cao và ổn định. Dưới đây là những kỹ thuật và kinh nghiệm ông Hòa mong muốn chia sẻ.

Đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới tại xóm 2 xã Hội Sơn trồng dưa lưới và các loại rau, quả sạch theo công nghệ Israel, ông Trương Văn Hòa, một kỹ sư hóa lọc dầu, đã bước đầu gặt hái được thành công, cho thu nhập cao. Ông Hòa cho biết, hệ thống nhà lưới thường dùng để trồng cây ăn lá và quả trên giá thể. Ưu điểm của nhà màng là giúp điều chỉnh, giảm thiểu các tác động của thời tiết đối với cây trồng, ngăn sâu bọ phá hoại cây.
Ông Trương Văn Hòa đầu tư xây dựng hệ thống 2 nhà lưới tại xóm 2, xã Hội Sơn để trồng dưa lưới và các loại rau, quả sạch theo công nghệ Israel. Theo ông, nhà lưới có tác dụng giảm thiểu các tác động của thời tiết đối với cây trồng, ngăn sâu bọ phá hoại cây. Trồng cây theo công nghệ này không cần dùng đất mà dùng giá thể, tức hỗn hợp xơ dừa, vỏ lạc để thay thế đất. Cây được cung cấp dinh dưỡng bằng dung dịch thủy canh.
Dung dịch thủy canh chính là phân hữu cơ vi sinh pha với nước theo tỷ lệ nhất định để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Giá thể trồng dưa lưới gồm xơ dừa và phân bò theo tỷ lệ 7:3. Phân bò cần ủ hoai bằng men vi sinh trichoderma, sau đó phơi khô để loại bỏ nấm mốc và sâu bệnh trước khi trộn với xơ dừa.
Dung dịch thủy canh chính là phân hữu cơ vi sinh pha với nước theo tỷ lệ nhất định để cung cấp dinh dưỡng cho cây qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Giá thể trồng dưa lưới gồm xơ dừa và phân bò theo tỷ lệ 7:3. Phân bò cần ủ hoai bằng men vi sinh trichoderma, sau đó phơi khô để loại bỏ nấm mốc và sâu bệnh trước khi trộn với xơ dừa.
Ngoài ra còn có loại giá thể khác tốt hơn có thể thay thế xơ dừa đó là vỏ lạc (xay nhỏ theo kích thước 1,2mm), trộn theo tỷ lệ 80% vỏ lạc và 20% phân bò và tưới bằng dung dịch thủy canh. Cách điều chế dinh dưỡng thủy canh: pha trộn phân bón chứa canxi, photphat hoặc sunphat. Trộn các loại phân bón trong bể chứa: Thùng A: Ca(NO3)2, KNO3, EDTA; Thùng B: KNO3, MgSO4, K2SO4, KH2PO4, (NH4)3PO4; Thùng C: H3BO3, ZnSO4, MoO, CuSO4.
Xơ dừa xử lý theo cách: trộn đều với vôi bột trong nước theo tỷ lệ 10 kg vôi/100kg xơ dừa và ngâm 2-3 ngày. Xả hết nước vôi cho đến khi nước trong rồi hoà muối phốt phát KH2PO4 vào nước sạch, tỷ lệ 2kg/100kg xơ dừa rồi ngâm tiếp 3 ngày, để ráo là dùng được. Ngoài ra loại giá thể khác tốt hơn có thể thay thế xơ dừa là vỏ lạc (xay nhỏ theo kích thước 1,2 mm), trộn với phân bò theo tỷ lệ 4:1. 
Cách pha dung dịch dinh dưỡng cho cây dưa lưới: Cần có ít nhất 3 bình và phải đựng riêng từng loại canxi, phốt pho vì 2 loại này nếu pha chung sẽ gây kết tủa sẽ làm tắc đường ống tưới. Tưới cho cây dưa lưới gồm 13 loại phân hòa tan trong nước (dung dịch thủy canh).

Cách điều chế dung dịch thủy canh: Pha các loại phân bón trong các bể chứa theo tỷ lệ nhất định tùy theo từng loại cây. Lưu ý cần có ít nhất 3 bình và phải đựng riêng từng loại canxi, phốt pho vì 2 loại này nếu pha chung sẽ gây kết tủa làm tắc đường ống. Tưới cho cây dưa lưới gồm 13 loại phân hòa tan trong nước. 

Tùy từng loại cây sẽ có công thức pha riêng và/hoặc theo kinh nghiệm của người làm vườn. Dựa vào điều kiện thời tiết, theo mùa vụ ở từng địa phương để lựa chọn các loại cây phù hợp với từng mùa trong năm. Với dưa lưới, dùng khoảng 800 ppm cho cây lúc mới trồng; 1.200 ppm khi trái cây đậu quả và trưởng thành; thường xuyên theo dõi nồng độ EC và pH bằng đồng hồ đo cầm tay.
Với dưa lưới, pha tỷ lệ phân bón khoảng 800 milligram/1 lít nước cho cây lúc mới trồng; 1.200 milligram/1 lít nước khi trái cây đậu quả và trưởng thành; thường xuyên theo dõi nồng độ EC (độ dẫn điện của đất) và pH bằng đồng hồ đo cầm tay. Mật độ trồng dưa lưới khoảng 2.500 - 2.800 cây/1.000m2
Cách ươm: khoảng 3.000 hạt giống/ 50 khay (loại 66 lỗ). Giá thể gieo gồm 50% xơ dừa + 50% đất sạch (đất đã qua xử lý). Pha nước ngâm hạt theo tỉ lệ 2 sôi: 3 lạnh, ngâm 3,5-4 tiếng; sau đó đổ ra, cho vào vải sạch, treo chỗ thoáng mát 1 ngày 1 đêm rồi gieo hạt và tưới nước 4 lần/ngày. Sau 10-12 ngày thì đem trồng. Khi cây 1 lá thì phun phân bón lá Growmore 30-10-10, nồng độ 1 g/1lít nước. Cây được 2 lá và có ngọn thứ 3 ra thì trồng vào túi giá thể, lưu ý không nén chặt cây.Thụ phấn cho cây có thể sử dụng ong mật hoặc thực hiện bằng tay: ngắt hoa đực, xé cánh hoa quanh bầu nhụy, cầm đầu cuống hoa lăn trên hoa cái.
Cách ươm: Khoảng 3.000 hạt giống/50 khay (loại 66 lỗ). Giá thể gieo gồm 50% xơ dừa + 50% đất sạch (đất đã qua xử lý). Pha nước ngâm hạt theo tỉ lệ 2 sôi: 3 lạnh, ngâm 3,5 - 4 tiếng; sau đó đổ ra, cho vào vải sạch, treo chỗ thoáng mát 1 ngày 1 đêm rồi gieo hạt và tưới nước 4 lần/ngày. Sau 10-12 ngày thì đem trồng. Khi cây 1 lá thì phun phân bón lá Growmore 30-10-10, nồng độ 1 g/1lít nước. Cây được 2 lá và có ngọn thứ 3 ra thì trồng vào túi giá thể.
Ngày nào cũng thực hiện cho đến khi tất cả các cây đều đậu quả. Tuyển trái: Chọn trái cách gốc khoảng 60 - 70cm. Mỗi cây 1 trái. Trái được chọn cần có da đồng đều, màu sắc không loang lổ, không bị sâu, không có sẹo. Cây được 45 ngày thì cắt bớt lá ở gốc. Cắt từ 4-6 lá, trừ lá ở cành có quả, không cắt sát thân cây và để lại trên thân chính khoảng 20 - 22 lá.
Thời kỳ ra hoa, cần thụ phấn cho cây bằng ong mật hoặc bằng tay. Ngày nào cũng thực hiện cho đến khi tất cả các cây đều đậu quả. Nhưng hiệu quả nhất chỉ để lại một quả trên cây. Quả  chọn cần cách gốc khoảng 60 - 70cm, da đồng đều, màu sắc không loang lổ, không bị sâu, không có sẹo. Cây được 45 ngày thì cắt bớt lá ở gốc. Cắt từ 4-6 lá, trừ lá ở cành có quả, không cắt sát thân cây và để lại trên thân chính khoảng 20 - 22 lá cho đến khi thu hoạch.

Hoài Thu - Chu Thanh

TIN LIÊN QUAN

Tin mới