Giá vàng tăng và những rủi ro

(Baonghean) - Kể từ 23/6/2016, khởi đầu sự kiện Brexit đến nay, giá vàng quốc tế tăng tổng cộng 8,4%, từ khoảng 1.265 USD/ounce lên 1.370 USD/ounce sau khi đã tăng mạnh 25% trong quý II/2016. Giá vàng trong nước SJC cũng tăng khoảng 6 triệu đồng/lượng, tức tăng trên 21% (tốc độ tăng cao gấp 2,5 lần tốc độ tăng giá vàng thế giới).
a
Ảnh minh họa của  Quang An.
Sự bùng nổ giá vàng trên do vàng đã, đang và sẽ còn là sự lựa chọn hàng đầu và thông dụng nhất của đa số người dân và mọi quốc gia trước các biến động đa dạng về kinh tế - chính trị - xã hội cấp quốc gia và quốc tế. Kết quả bỏ phiếu nghiêng về lựa chọn Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) tạo ra một rạn vỡ lòng tin vào giá trị các đồng tiền giấy, nhất là đồng Bảng và đồng Euro khiến các quỹ đầu tư vàng đã tăng mua vét vàng. 
Kết quả bỏ phiếu nghiêng về lựa chọn Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) tạo ra một rạn vỡ lòng tin vào giá trị các đồng tiền giấy, nhất là đồng Bảng và đồng Euro khiến các quỹ đầu tư vàng đã tăng mua vét vàng. Theo Bloomberg, tính đến 1/7, lượng vàng mà các quỹ ETF nắm giữ đã tăng thêm 6,6 tấn, lên mức 1.959,1 tấn, tức đã tăng hơn 500 tấn so với mức 1458,1 tấn từ đầu năm 2016. Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Shares đã nắm giữ lên 953,91 tấn, mức cao nhất 3 năm qua (riêng nửa đầu năm 2016, quỹ này tăng 308 tấn - mức tăng lớn nhất nửa đầu năm lớn nhất trong 7 năm). Cầu về vàng tăng khiến giá vàng tăng như một phản ứng tất nhiên theo nguyên tắc thị trường.
Vàng tăng còn do gia tăng yếu tố tâm lý và xu hướng “ly tâm”- hiệu ứng hậu Brexit. Sự ra đi của Anh có thể dẫn đến một hiệu ứng domino, đe dọa sự vững chắc của toàn khối (một số quốc gia thành viên khác, đặc biệt là Ý, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển và Đan Mạch ít nhiều có xu hướng tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý tương tự. Thậm chí đã có tới 47% cử tri Áo tỏ ý muốn Áo rời EU khi Thổ Nhĩ Kỳ muốn tham gia EU). Sự lạnh lùng và giục giã của EU muốn Anh sớm rời khỏi EU càng khiến yếu tố tâm lý và đầu cơ lan tỏa rộng hơn trong châu Âu và thế giới. 
a
 Các cửa hành vàng đông khách ở Diễn Châu. Ảnh Quang An.
Nhìn tổng thể, nền kinh tế thế giới đang khá trì trệ, không có nhiều động lực cho tăng vững chắc giá vàng; cả về logic và thực tế, còn nhiều tham số đang chuyển động và chưa thực sự rõ ràng liên quan tới việc Anh rời EU. Mọi sự tăng - giảm giá và các động thái thị trường trên đây trước hết gắn với tác động trực tiếp bởi yếu tố tâm lý và không ngoài xu hướng những kịch bản thị trường đã được cảnh báo trước.
Vì vậy, người dân nên bình tĩnh, tránh thông tin nhiễu và bị nhiễu thông tin. Việc “lướt sóng vàng” sẽ khiến nhà đầu tư đối diện với rủi ro cao. Còn việc mua vàng cho tích trữ là chưa thật chín muồi khi yếu tố tâm lý và đầu cơ nhạt đi, nhất là khi NHNN can thiệp tăng cung vàng cho thị trường. Nguyên tắc “giá tăng nhanh cũng sẽ hạ nhanh” luôn có chỗ đứng trong mọi trường hợp, nhất là khi mức chênh lệch cao giữa các giá mua - bán và giá trong - ngoài nước. Những phản ứng cảm tính, sự hoảng loạn kiểu tâm lý đám đông luôn dễ kéo theo những hệ lụy tiêu cực khó lường, vì tự biến mình thành nạn nhân của sự thiếu hiểu biết và vội vã của chính mình.
TS.Nguyễn Minh Phong
TIN LIÊN QUAN

Tin mới