Thầy giáo trẻ sáng chế máy bay phun thuốc cho rừng thông

(Baonghean.vn)- Anh Phan Kế Hiển, giảng viên Khoa Kỹ thuật điện tử - Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc đã nghiên cứu thành công thiết bị bay phun thuốc cho cây trồng lâm nghiệp.

Anh Phan Kế Hiển (người đứng ngoài cùng bên phải) cùng học sinh lắp ráp thiết bị bay.
Anh Phan Kế Hiển (người đứng ngoài cùng bên phải) cùng tốp học sinh đang lắp ráp thiết bị bay.

Sau nhiều năm nghiên cứu, anh Phan Kế Hiển (SN 1990, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu) - hiện đang là giảng viên Khoa Kỹ thuật điện tử - Trường cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, đã hoàn thành thiết bị bay phun thuốc cho cây trồng lâm nghiệp.

Để thiết bị bay được dễ dàng, dùng 2 thỏi pin Li-po có dung lượng 5000 mAh/viên.
Để thiết bị bay được dễ dàng, dùng 2 thỏi pin Li-po có dung lượng 5000 mAh/viên. Anh Hiển cho biết, khó nhất là chọn loại pin tốt, phù hợp thì thiết bị mới bay được an toàn. Loại pin này hiện phải nhập từ nước ngoài về.

Giảng viên Phan Kế Hiển trò chuyện: Ở nước ta, diện tích rừng thông lớn. Cây thông có giá trị kinh tế cao, ngoài khai thác nhựa, còn cho lượng gỗ xây dựng, làm giấy... Tuy nhiên, việc trồng và phát triển cây thông cũng gặp nhiều trở ngại, một trong số đó là vấn đề sâu và bệnh hại thông. Có hàng chục loại sâu và bệnh trên cây thông đã được ghi nhận như: sâu ăn lá, sâu đục thân, sâu đục nõn, ong ăn lá thông, sâu róm thông… các bệnh như: bệnh thối cổ rễ cây con, bệnh rơm lá thông, bệnh vàng còi, bệnh tuyền trùng hại thông và bệnh khô lá thông.

8 động cơ ba pha không chổi than, được gắn 8 cánh cánh quạt bằng vật liệu Carbon tốc độ quay tối đa 15000 vòng/ phút
8 động cơ ba pha không chổi than, được gắn 8 cánh quạt bằng vật liệu Carbon, tốc độ quay tối đa 15.000 vòng/ phút

Trong đó, bệnh khô lá thông gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của rừng thông, trường hợp bệnh nặng cây thông có thể khô toàn bộ lá và chết. Để hạn chế dịch bệnh xảy ra trên diện rộng hiện nay phải chặt toàn bộ cây bị bệnh và tiêu hủy để diệt nguồn bệnh gây thiệt hại kinh tế không nhỏ đối với những cây thông đã trưởng thành.

Tuy nhiên, để phun thuốc hóa học cho rừng thông đã trưởng thành là rất khó, vì cây thông cao, to, trong quá trình phun thuốc bằng bình phun thông thường là rất khó và nguy hiểm đến sức khỏe con người.

Phần thân thiết bị bay
Phần thân của thiết bị được làm bằng khung Carbon vững chắc chứa mạch điều khiển và 8 động cơ cánh quạt. 

Vì vậy, anh nghĩ đến ý tưởng nghiên cứu "Thiết bị bay điều khiển từ xa phun thuốc phòng chống bệnh khô lá cho rừng thông". Ý tưởng này sử dụng một loại thiết bị bay được điều khiển từ xa, mang theo bình thuốc và phun từ trên cao xuống. Với lợi thế là bay từ trên cao và di chuyển linh hoạt, thiết bị có thể giúp phòng và chữa bệnh trên một diện tích rừng rộng.

Bộ điều khiển từ xa dùng sóng siêu cao tần, tầm xa lên đến 1km.
Bộ điều khiển từ xa dùng sóng siêu cao tần, tầm xa lên đến 1km.

Ngày 26/12/2015, anh Phan Kế Hiển đã nghiên cứu thành công "Thiết bị bay điều khiển từ xa phun thuốc phòng chống bệnh khô lá cho rừng thông". Ý tưởng này sẽ giải quyết việc phun thuốc từ trên cao một cách dễ dàng, an toàn cho người sử dụng. 

Thiết bị bay phun thuốc được chạy thử
Thiết bị bay phun thuốc được khởi động trong phòng thực nghiệm. Dung dịch phun được chứa trong hộp chắc chắn, an toàn. Máy nén phun dung dịch loại nhỏ, nhẹ tiêu hao ít năng lượng.

Thiết bị này không những áp dụng phun thuốc cho rừng thông, mà còn có thể ứng dụng để phun các loại thuốc cho các loại cây rừng khác, như: cây ăn quả, cây cổ thụ cao lớn và có thể gắn thêm Camera để quan sát, theo dõi cây rừng.

Anh Phan Kế Hiển đang điều khiển thiết bị bay phun thuốc trừ sâu.
Giảng viên Phan Kế Hiển đang điều khiển thiết bị bay phun thuốc trừ sâu.

Đề tài "Thiết bị bay điều khiển từ xa phun thuốc phòng chống bệnh khô lá cho rừng thông" của anh Phan Kế Hiển đạt giải Nhì về ý tưởng cuộc thi Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Thanh niên tỉnh Nghệ An năm 2015. 

Thiết bị bay phun thuốc đã được thực nghiệm thành công
Thiết bị bay phun thuốc đã được thực nghiệm thành công, với công suất nhỏ nên bình chứa hóa chát để phun mới được 3 lít.

Hiện nay, anh Hiển đang nghiên cứu để biến ý tưởng thành sản phẩm hoàn thiện, có thể ứng dụng trong thực tế. đáp ứng nhu cầu của các đơn vị sử dụng. Tuy nhiên, để làm ra sản phẩm áp dụng được trong thực tế, cần chi phí khá lớn. Là tuổi trẻ, mong muốn của anh được các nhà tài trợ cho dự án này, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân có thể ứng dụng sản phẩm như: kiểm lâm, lâm nghiệp, nông nghiệp... 

Xuân Hoàng

TIN LIÊN QUAN

Tin mới