Người dân ở xã Nông thôn mới không có nước sạch sinh hoạt

(Baonghean.vn) - Người dân xã Nghi Thái huyện Nghi Lộc gần chục năm vẫn chưa được sử dụng nước máy mà phải dùng nước giếng khoan, giếng đào. Nguồn nước không đảm bảo khiến người dân luôn bị ám ảnh bởi nỗi lo bệnh tật cận kề.

Nhiều hộ dân trên địa bàn xã Nghi Thái, Nghi Phong (huyện Nghi Lộc) lo lắng, bức xức vì chưa được sử dụng nước máy mà phải dùng nước giếng khoan, giếng đào sinh hoạt không đảm bảo. Vật dụng, quần áo đều ố vàng, các ấm đun nước có nhiều cặn bám vào sau khi sử dụng nguồn nước này. Ảnh: Phương Thúy
Nhiều hộ dân trên địa bàn xã Nghi Thái  (huyện Nghi Lộc) lo lắng, bức xức vì chưa được sử dụng nước máy mà phải dùng nước giếng khoan, giếng đào sinh hoạt không đảm bảo. Vật dụng, quần áo đều ố vàng, các ấm đun nước có nhiều cặn bám vào sau khi sử dụng nguồn nước này. Ảnh: Phương Thúy
Người dân luôn sống trong cảnh lo sợ bệnh tật khi sử dụng nguồn nước vàng ố, cặn bẩn. Ông Võ Văn Lục (xóm Thái Thịnh, Nghi Thái) cho biết, từ xưa đến nay chúng tôi phải chịu cảnh sống chung với nước bẩn bị nhiễm phèn. Nước ở đây phải qua sàn lọc thì mới sử dụng để giặt giũ, nấu ăn… không lọc thì chẳng ai dám dùng. Ảnh: Phương Thúy
Người dân luôn sống trong cảnh lo sợ bệnh tật khi sử dụng nguồn nước vàng ố, cặn bẩn. Ông Võ Văn Lục (xóm Thái Thịnh, Nghi Thái) cho biết, từ xưa đến nay chúng tôi phải chịu cảnh sống chung với nước bẩn bị nhiễm phèn. Nước ở đây phải qua sàn lọc thì mới sử dụng để giặt giũ, nấu ăn… không lọc thì chẳng ai dám dùng. Ảnh: Phương Thúy
Dù biết đang sử dụng nguồn nước ô nhiễm nhưng không có tiền mua máy lọc, bà Nguyễn Thị Hương (xóm Thái Học, xã Nghi Thái) đành “tự chế” bằng cách nhặt sạn, cát, than, vải mùng… vào bể để lọc bớt phèn. Ảnh: Phương Thúy
Dù biết đang sử dụng nguồn nước ô nhiễm nhưng không có tiền mua máy lọc, bà Nguyễn Thị Hương (xóm Thái Học, xã Nghi Thái) đành “tự chế” bằng cách nhặt sạn, cát, than, vải mùng… vào bể để lọc bớt phèn. Ảnh: Phương Thúy
Mặc dù chưa có cơ sở khoa học nào kiểm chứng, tuy nhiên theo phản ánh của người dân, do nguồn nước xả thải của thành phố đi qua, ảnh hưởng vào nguồn nước cũng như đồng ruộng của người dân xã Nghi Thái. Nước bị nhiễm bẩn các vòi nước đều bị ố và cáu bẩn, rỉ hết cả ống nước. Ảnh: Phương Thúy
Các vòi nước đều bị ố và cáu bẩn, rỉ hết cả ống nước. Ảnh: Phương Thúy
Các vật dụng tiếp xúc với nước giếng ở đây một thời gian đều bị xỉn màu, cặn bẩn. Ảnh: Phương Thúy
Các vật dụng tiếp xúc với nước giếng ở đây một thời gian đều bị xỉn màu, cặn bẩn. Ảnh: Phương Thúy
Theo quan sát, nước giếng múc lên có màu vàng và có mùi hôi. Quần áo màu trắng giặt giũ ở giếng này cũng ố màu theo.“Nhà nào cũng phải xây bể để lọc nước chỉ để… tắm, giặt giũ thôi. Còn muốn sử dụng để ăn uống thì phải đầu tư thêm 4 triệu mua bình lọc nước. Dân ở đây làm nông nghiệp, đời sống khó khăn, cứ 6 tháng lại phải thay bình lọc một lần
Hiện xóm Thái Học có hơn 300 hộ dân, 30% người dân trong xóm phải thường xuyên sang xã khác để xin nước nấu ăn; còn lại đa số người dân phải mua thêm máy lọc để lọc nước giếng khoan phục vụ nhu cầu gia đình. Việc này đã phát sinh chi phí ngoài ý muốn của người dân, nhưng cũng chỉ là biện pháp tình thế, chứ không triệt để. Ảnh: Phương Thúy
Hiện xóm Thái Học có hơn 300 hộ dân, 30% người dân trong xóm phải thường xuyên sang xã khác để xin nước nấu ăn; còn lại đa số người dân phải mua thêm máy lọc để lọc nước giếng khoan phục vụ nhu cầu gia đình. Ông Đặng Văn Phương - Chủ tịch UBND xã Nghi Thái trao đổi: Nghi Thái đã về đích nông thôn mới.  Xã có hơn 2.000 hộ dân nhưng hầu như chưa được sử dụng nước máy. Người dân rất mong muốn ngành chức năng sớm đầu tư hệ thống nước sạch để đảm bảo sức khỏe cho người dân. Ảnh: Phương Thúy.

Phương Thúy

TIN LIÊN QUAN

Tin mới