Kỳ bí những khối đá phong thủy

(Baonghean.vn)- Căn cứ vào thuyết phong thủy, vào sở thích, quan niệm của từng người chơi, trên cơ sở đó thợ chế tác đá tạo nên nhiều dáng hình khác nhau nhằm mang lại may mắn cho người sử dụng...

1
Theo nghề chế tác đá đến nay đã gần 20 năm, anh Lương Văn Việt (bên trái ảnh), xóm bản Căng, xã Châu Đình, Quỳ Hợp, cho biết: Quỳ Hợp vốn là vùng đất cổ, có thổ nhưỡng khá đặc biệt. Chính vì vậy, trong quá trình đi khai thiên phá thạch, người dân đã phát hiện những loại đá vừa đẹp vừa quý (nhiều nhất ở xã Châu Thành) sau đó đưa về nhà trưng bày. Theo thời gian, khi nhu cầu tâm linh, cũng là phong trào chơi đá phong thủy nở rộ thì, đá ở vùng Quỳ Hợp đã được khắp nơi biết đến và chế tác đá, đặc biệt là đá phong thủy đã trở thành một nghề.
ư
Đá dùng chế tác đồ phong thủy chủ yếu là đá cô đanh đông (đá saphia) và đá thạch anh. Đây là 2 loại đá có độ cứng cao (chỉ đứng sau kim cương và rubi).
2
Để tạo ra một tác phẩm đá phong thủy, công đoạn trước tiên đó là phải dùng nước rửa sạch bụi đất. Lúc này, khối đá gột sạch và lộ ra những vân đá mà người làm nghề cho rằng "đã linh cảm được những sóng vân đang chuyển động từ bên trong thớ đá" để từ đó có những cách tạo hình trong quá trình cắt, gọt.
3
Khâu tạo hình cực kỳ quan trọng đòi hỏi sự tài hoa và tỉ mỉ, khéo léo. Để làm cho “hồn đá” không trở nên đơn điệu, người thợ dày công chế tác đá thành nhiều hình thù phong phú, bắt mắt và điều quan trọng là ý tưởng từ những dáng hình ấy. 
3
Để đá lên "nước" đòi hỏi người thợ phải rất kỳ công, tỉ mỉ trong công đoạn đánh bóng để làm nổi lên những vân, những ánh sa phia...     
6
Ngoài ý tưởng của người thợ, căn cứ vào thuyết phong thủy, vào sở thích, quan niệm của từng người chơi, trên cơ sở đó thợ chế tác đá tạo nên nhiều dáng hình khác nhau, tuy nhiên màu sắc của viên đá thì 100 % là tự nhiên (Trong ảnh là đá cô đanh đông màu xanh ngọc bích).
7
Có khi là những tảng đá với hình thù kỳ bí, vừa bóng đẹp vừa góc cạnh mà theo thuyết phong thủy là dùng để hút linh khí, xua đuổi tà ma...
3
Cũng từ những hòn đá vô tri vô giác, qua bàn tay người thợ còn được chế thành hình các con vật thiêng như: nghê, lân, rùa, cá chép và các loại quả. (Trong ảnh là đá phong thủy có hình cá chép).
3
Tuy nhiên, cũng là chơi đá phong thủy nhưng nhiều người lại không thích mài dũa nhiều mà cốt ở vẻ đẹp nguyên bản của đá (Trong hình là khối đá thạch anh tự nhiên, loại đá được khai thác chủ yếu ở Quỳ Châu, Quế Phong).
5
Và đây là đá cô đanh đông nguyên bản 
Toàn cảnh
Theo anh Lương Văn Việt, chế tác đá phong thủy ngoài việc dày công, tỉ mỉ, người thợ phải hiểu về phong thủy, có như vậy tác phẩm mới thực sự hoàn hảo, bởi "tất cả những ý tưởng tạo tác đều xuất phát từ quan niệm hòn đá đó sẽ mang lại may mắn cho người sử dụng". Cũng chính vì vậy, giá trị của một tác phẩm đá phong thủy nhiều khi cũng tùy thuộc rất nhiều vào cả người mua lẫn người bán, theo như cách nói của những người trong nghề thì đó là còn phụ thuộc vào "duyên"...

Đặng Nguyễn

TIN LIÊN QUAN

Tin mới