Kỳ thú những cây đa hàng trăm tuổi ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Từ bao đời nay, cây đa, giếng nước, mái đình đã là những hình ảnh thân thương gắn liền với làng quê Việt. Hiện một số vùng quê Nghệ An vẫn còn gìn giữ được nhiều cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Theo gia phả của họ Nguyễn Quang – một dòng họ lớn trong làng, thì cây đa Mỹ Thịnh xóm Hòa Phú, xã Hiến Sơn huyện Đô Lương  có từ thế kỷ XVI, tính đến nay đã hơn 500 năm. Hiện cây đa vẫn còn xanh tốt, tọa lạc ở ngả ba làng.
Theo gia phả của họ Nguyễn Quang - một dòng họ lớn ở xóm Hòa Phú, xã Hiến Sơn, huyện Đô Lương thì cây đa Mỹ Thịnh có từ thế kỷ XVI, tính đến nay đã hơn 500 năm. Hiện cây đa vẫn còn xanh tốt, tọa lạc ở ngã ba làng. Ảnh: Huy Thư
Tồn tại hàng trăm năm với dáng hình kỳ vỹ, cây đa Mỹ Thịnh đang được người dân nơi đây xem là niềm tự hào và là biểu tượng cho sức sống bền bỉ của làng.
Tồn tại hàng trăm năm với dáng hình kỳ vỹ, cây đa Mỹ Thịnh đang được người dân nơi đây xem là niềm tự hào và là biểu tượng cho sức sống bền bỉ của làng. Ảnh: Huy Thư
Về thăm Di tích Lịch sử đình Dương Liễu ở xóm 3, xã Nam Trung huyện Nam Đàn, mọi người sẽ được chiêm ngưỡng cây đa cổ thụ gần 300 tuổi. Gốc đa nơi to nhất có chu vi 10 m, cây cao tầm 20 m, vươn tỏa một vùng rộng lớn trước sân đình, ao đình và che mát cho cả đường làng.
Về thăm Di tích Lịch sử đình Dương Liễu ở xóm 3, xã Nam Trung huyện Nam Đàn, mọi người sẽ được chiêm ngưỡng cây đa cổ thụ gần 300 tuổi. Gốc đa nơi to nhất có chu vi 10 m, cây cao tầm 20 m, vươn tỏa một vùng rộng lớn trước sân đình, ao đình và che mát cho cả đường làng. Ảnh: Huy Thư
Điều đặc biệt là cây đa có nhiều rễ cây đã biến thành “thân cây”. Từ trên thân đa nhiều rễ cây mọc thẳng xuống đất phát triển thành thân cây mới, cũng to bằng cả người ôm, cành lá sum suê. Từ trong đình nhìn ra, mọi người có cảm giác như đứng trước một vườn đa, nhiều cây, nhiều gốc.
Điều đặc biệt là cây đa có nhiều rễ cây đã biến thành “thân cây”. Từ trên thân đa nhiều rễ cây mọc thẳng xuống đất phát triển thành thân cây mới, cũng to bằng cả người ôm, cành lá xum xuê. Từ trong đình nhìn ra, mọi người có cảm giác như đứng trước một vườn đa, nhiều cây, nhiều gốc. Ảnh: Huy Thư
Trong khuôn viên nhà thờ họ Nguyễn Duy – Di tích lịch sử Quốc gia ở làng Diên Tràng, xã Thanh Phong huyện Thanh Chương có một cây đa cổ thụ trên 150 tuổi với vẻ đẹp hình rồng độc đáo. Cây đa có 4 gốc, từ gốc đầu đến gốc cuối kéo dài khoảng 10m, uốn lượn như một con rồng, uy nghi trước cổng nhà thờ.
Trong khuôn viên nhà thờ họ Nguyễn Duy - Di tích lịch sử Quốc gia ở làng Diên Tràng, xã Thanh Phong, huyện Thanh Chương có một cây đa cổ thụ trên 150 tuổi với vẻ đẹp hình rồng độc đáo. Cây đa có 4 gốc, từ gốc đầu đến gốc cuối kéo dài khoảng 10 m, uốn lượn như một con rồng, uy nghi trước cổng nhà thờ. Ảnh: Huy Thư
Ven bãi sông Lam ở xã Nam Tân, huyện Nam Đàn, có những cây đa cổ thụ xum xuê ưỡn ra phía bờ sông. Mỗi cây có một dáng vẻ riêng, đứng cách nhau vài chục mét, được người dân đặt tên theo số thứ tự 1, 2, 3, 4. Theo các cụ cao niên, trong những năm kháng chiến, người dân xã Nam Tân thường đến dãy đa cổ thụ, đào hầm trú bom. Những cây đa cổ thụ này là chứng tích cho một thời chiến tranh oanh liệt.
Ven bãi sông Lam ở xã Nam Tân, huyện Nam Đàn, có những cây đa cổ thụ xum xuê ưỡn ra phía bờ sông. Mỗi cây có một dáng vẻ riêng, đứng cách nhau vài chục mét, được người dân đặt tên theo số thứ tự 1, 2, 3, 4. Theo các cụ cao niên, trong những năm kháng chiến, người dân xã Nam Tân thường đến dãy đa cổ thụ, đào hầm trú bom. Những cây đa cổ thụ này là chứng tích cho một thời chiến tranh oanh liệt. Ảnh: Huy Thư
Người dân xóm 7, xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên luôn tự hào về cây đa làng mình: “Làng ta vốn trước Tiên Linh/ Cây đa còn đó vườn đình còn đây”. Cùng với đền làng, cây đa cổ thụ trước cổng đền Tiên Linh từ bao đời nay đã là những hình ảnh thân quen gần gũi với người dân địa phương, góp phần làm nên nét đẹp cổ kính, nên thơ của một vùng quê ven đô yên bình. Theo các cụ cao niên, cây đa này do cụ đồ Hồ Nguyên Chất (cố Điều), một người con trong làng trồng cách nay đã gần 150 năm. Cây đa đứng trước cổng đền Tiên Linh, nên dân làng thường gọi là cây đa Đền.
Người dân xóm 7, xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên luôn tự hào về cây đa làng mình: “Làng ta vốn trước Tiên Linh/ Cây đa còn đó vườn đình còn đây”. Cùng với đền làng, cây đa cổ thụ trước cổng đền Tiên Linh từ bao đời nay đã là những hình ảnh thân quen gần gũi với người dân địa phương, góp phần làm nên nét đẹp cổ kính, nên thơ của một vùng quê ven đô yên bình. Theo các cụ cao niên, cây đa này do cụ đồ Hồ Nguyên Chất (cố Điều), một người con trong làng trồng cách nay đã gần 150 năm. Cây đa đứng trước cổng đền, nên dân làng thường gọi là cây đa Đền. Ảnh: Huy Thư
Cây đa cổ thụ ở xóm 10 xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành sừng sững giữa ngả 3 đường là chứng tích của một vùng quê cách mạng gắn liền với tên tuổi đình Trụ Pháp – di tích lịch sử Quốc gia
Cây đa cổ thụ ở xóm 10 xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành sừng sững giữa ngã ba đường là chứng tích của một vùng quê cách mạng gắn liền với tên tuổi đình Trụ Pháp - Di tích Lịch sử Quốc gia. Ảnh: Huy Thư
Dưới những cây đa già vẫn còn đó những mái đình, mái đền cổ kính. Cây đa, giếng nước, mái đình từ bao đời đã là những hình ảnh thân thiết của những làng quê xứ Nghệ.
Thật khó kể hết những cây đa cổ thụ khắp các làng quê, mỗi một cây mang một vẻ đẹp riêng. Cây đa, giếng nước, mái đình từ bao đời đã là những hình ảnh thân thiết của những làng quê xứ Nghệ. Trong ảnh: Đình làng Trụ Pháp . Ảnh: Huy Thư
Trường tồn với thời gian, không chỉ là nơi lưu dấu kỷ niêm thân thương, chứng tích cho bao thăng trầm, biến đổi, những cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi còn gớp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống, hồn cốt của những làng quê.
Trường tồn với thời gian, không chỉ là nơi lưu dấu những kỷ niệm thân thương, chứng tích cho bao thăng trầm, biến đổi, những cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi còn góp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống, hồn cốt của những làng quê. Ảnh: Huy Thư

Tin mới