Ký ức thời chiến qua kỷ vật của những người lính quê Nghệ

(Baonghean.vn) - Những kỷ vật thời hoa lửa luôn được những người lính trận lưu giữ một cách trân trọng, bởi nó gắn bó với cuộc đời quân ngũ, với năm tháng gian khổ, hy sinh và anh dũng, quật cường.
Ảnh: Đình Tuyên
Một ngày cuối tháng 4, những cựu binh từng chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị, quê ở xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) lại hội ngộ, cùng nhau ôn lại kỷ niệm xưa. Mỗi người mang theo những kỷ vật chiến trường, gợi nhớ quãng đời oanh liệt, gắn với những cuộc hành quân và chiến đấu. Ảnh: Đình Tuyên
Ảnh: Đình Tuyên
Ông Lê Công Tâm (SN 1953), người mặc áo trắng (bên phải) mang theo chiếc võng dù, kỷ vật gắn bó suốt hơn 50 năm qua. Ông kể: “Chiếc võng này cùng một số tư trang tôi được phát năm 1971, trước lúc vào miền Nam. Cũng từ đó, nó gắn với những ngày tháng chiến đấu ác liệt ở chiến trường Quảng Trị, không lúc nào rời xa, kể cả lúc bị thương phải chuyển ra tuyến sau”. Ảnh: Đình Tuyên
Ảnh: Đình Tuyên
Còn ông Phạm Ngọc Kỳ có đến 10 năm quân ngũ, từng là Đại đội trưởng trinh sát. Với lính trinh sát, chiếc ống nhòm là vật “bất ly thân” khi làm nhiệm vụ, nó giúp quan sát được xa để nắm địa hình, địa vật và tình hình bố phòng của địch để vẽ bản đồ, giúp chỉ huy đơn vị xây dựng phương án tác chiến. Ảnh: Đình Tuyên
Ảnh: Đình Tuyên

“Mỗi khi nhớ về những năm tháng quân ngũ, nhớ đồng đội và những trận chiến ác liệt, tôi lại đưa chiếc ống nhòm ra.  Giờ đây, nó như người bạn tri kỷ” – ông Kỳ chia sẻ. Ảnh: Đình Tuyên

Ảnh: Đình Tuyên
Chiếc ăng gô này là của ông Trần Văn Đương, từng gắn bó 7 năm đời lính, theo bước chân người lính ra chiến hào, xuống hầm sâu và hành quân giữa núi rừng Trường Sơn. 

Ngày trở về, trong ba lô của ông Đương có chiếc ăng gô, vật dụng chứa bao kỷ niệm đời lính. Nó tiếp tục được sử dụng trong cuộc sống đời thường, theo chủ nhân ra đồng ruộng và những chuyến đi xa, sau được cất giữ làm kỷ vật. Ảnh: Đình Tuyên

Ảnh: Công Kiên
Không chỉ những cựu chiến binh ở xã Châu Nhân (Hưng Nguyên), nhiều người lính ở Nghệ An trở về từ chiến trường đang lưu giữ những hiện vật giá trị. Có thể kể đến cuốn sổ ghi chép của ông Trịnh Huy Thục ở khối Yên Sơn, phường Hà Huy Tập (TP. Vinh).  Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Cuốn sổ tay của ông Trịnh Huy Thục ghi chép từ thời điểm nhập ngũ (1969) đến mấy năm sau ngày giải phóng miền Nam (1975). Phần lớn là chép lại những bài thơ sưu tầm được qua sách báo và đồng đội trong thời gian huấn luyện, hành quân và giữa hai trận chiến đấu. Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Và đây là bộ sưu tập kỷ vật của cựu binh Lê Mạnh Hải ở phường Lê Lợi (TP. Vinh). Từng là lính Sư đoàn 320, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến vào giải phóng Sài Gòn, trở về với cuộc sống đời thường,  ông  Hải dành thời gian sưu tầm kỷ vật chiến trường. Bộ sưu tập của ông hiện có hàng trăm hiện vật, phần lớn là các loại vũ khí, vật dụng của cán bộ, chiến sỹ ở chiến trường miền Nam. Ảnh: Công Kiên
Những cựu binh từng chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị, quê ở xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) lại hội ngộ, cùng nhau ôn lại kỷ niệm xưa qua từng kỷ vật. Clip: Đình Tuyên

Tin mới