Lạ miệng với món ăn, bài thuốc từ hoa đu đủ đực của người Thái

(Baonghean.vn) - Trong văn hóa ẩm thực của người Thái ở Nghệ An, có nhiều món ăn thể hiện sự độc đáo trong việc lựa chọn nguyên liệu cũng như cách chế biến. Một trong số đó là hoa đu đủ đực om.

Cây đu đủ đực có lá mọc so le, cuống dài, mỗi phiến lá chia làm 8-9 thuỳ sâu, mỗi thuỳ lại bị khía thêm cạnh như bị xẻ rách. Cụm hoa đực phân nhánh nhiều, có cuống rất dài. Ảnh: Đình Tuân
Cây đu đủ đực có lá mọc so le, cuống dài, mỗi phiến lá chia làm 8-9 thuỳ sâu, mỗi thuỳ lại bị khía thêm cạnh như bị xẻ rách. Cụm hoa đực phân nhánh nhiều, có cuống rất dài. Ảnh: Đình Tuân
Theo kinh nghiệm dân gian, hoa đu đủ đực là một vị thuốc được dùng phổ biến theo để chữa ho, nhất là ở trẻ em. Hoa đủ đực thường dùng chữa ho, ho gà, ho mất tiếng. Đông y sử dụng trị giun sán, sỏi thận, chữa đái rắt, nước tiểu ít, đau niệu đạo, ung thư. Trong Đông y  sử dụng trị giun sán, sỏi thận, chữa đái rắt, nước tiểu ít, đau niệu đạo, ung thư. Ảnh: Đình Tuân
Theo kinh nghiệm dân gian, hoa đu đủ đực là một vị thuốc được dùng phổ biến để chữa ho, nhất là ở trẻ em. Hoa thường dùng chữa ho, ho gà, ho mất tiếng. Đông y sử dụng trị giun sán, sỏi thận, chữa đái rắt, nước tiểu ít, đau niệu đạo, hỗ trợ điều trị ung thư.  Ảnh: Đình Tuân
Hoa đu đủ sau khi được lấy trên rẫy hay trong vườn về sẽ được sửa sạch và lấy hết các tập chất, trước khi đưa vào chế biến. Ảnh: Đình Tuân
Hoa đu đủ sau khi được lấy trên rẫy hay trong vườn về sẽ được sửa sạch và lấy hết các tạp chất, trước khi đưa vào chế biến. Ảnh: Đình Tuân
Sau khi đã được rửa sạch sẽ cho vào nồi luộc chín ( không để mền quá hoặc dai quá). Ảnh: Đình Tuân
Sau khi đã được rửa sạch, cho vào nồi luộc chín, quá trình này làm sao đảm bảo nguyên liệu không chín quá cũng không dai quá. Ảnh: Đình Tuân
Ngoài ra hoa đu đủ cũng có thể được chúp với ngọn khoai lang, ngọn bù rợ (bí ngô). Các nguyên liệu này được trộn với nhau cùng các gia vị như: bột ngọt, mắm tôm, mặc khẻn (tiêu rừng), lạc rang, lá gừng…Ảnh: Đình Tuân
Hoa đu đủ đực thường được om với măng nứa, ngọn khoai lang, ngọn bù rợ (bí ngô). Các nguyên liệu này được trộn với nhau cùng các gia vị như: bột ngọt, mắm tôm, mặc khẻn (tiêu rừng), lạc rang, lá gừng…Ảnh: Đình Tuân
Món chúp hoa đu đủ đực khi thưởng thức có vị hơi đắng, ngọt nhẹ, vị bùi, thơm của lạc và mặc khẻn, vị cay của ớt, vị thơm của lá gừng. Những thứ này hòa quyện với nhau giúp có một món ăn vừa ngon, vừa rẻ và đặc biệt nhất theo quan niệm của bà con dân tộc Thái là ngăn được nhiều chứng bệnh, tốt cho sức khỏe. Ảnh: Đình Tuân
Món chúp (om) hoa đu đủ đực khi thưởng thức có vị hơi đắng, ngọt nhẹ, vị bùi, thơm của lạc và mặc khẻn, vị cay của ớt, vị thơm của lá gừng. Những thứ này hòa quyện với nhau giúp có một món ăn vừa ngon, vừa rẻ và đặc biệt nhất theo quan niệm của bà con dân tộc Thái là ngăn được nhiều chứng bệnh, tốt cho sức khỏe. Ảnh: Đình Tuân
Hoa đu đủ đực lâu nay được bày bán khá nhiều ở các chợ vùng cao. Theo chị Vang Thị Tuyết ở bản Cây Me, xã Thạch Giám ( Tương Dương): “Trong thời gian qua có nhiều người có tiền sử về tiểu đường thường đến tìm mua hoa đu đủ đực về chế biến, có người mua về phơi khô sắc uống… nên hoa đu đủ thường rất đắt khách. Ảnh: Đình Tuân
Hoa đu đủ đực lâu nay được bày bán khá nhiều ở các chợ vùng cao. Theo bà Vang Thị Tuyết ở bản Cây Me, xã Thạch Giám ( Tương Dương): “Trong thời gian qua có nhiều người có tiền sử về tiểu đường thường đến tìm mua hoa đu đủ đực về chế biến, có người mua về phơi khô sắc uống… nên hoa đu đủ thường rất đắt khách. Ảnh: Đình Tuân 

Các nhà khoa học Mỹ đã có nhiều nghiên cứu về cây đủ đủ và có tìm ra hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

Một nghiên cứu mới đây ở Úc, nếu nam giới thường xuyên sử dụng hoa đu đủ đực sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt tới 82%. Ngoài ra nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định rằng, trong thành phần của hoa đu đủ đực có các hoạt chất hỗ trợ điều trị ung thư. Trong đó, hiệu quả đổi với các loại ung thư như: Tuyến tiền liệt, dạ dày, gan, phổi... và hỗ trợ điều trị tiểu đường.

Đình Tuân

TIN LIÊN QUAN

Tin mới