Làm thế nào để nhận biết và ngăn chặn nạn ngược đãi người cao tuổi?

(Baonghean.vn) - Ngày Thế giới phòng chống ngược đãi người cao tuổi được Mạng lưới Quốc tế về phòng chống ngược đãi người cao tuổi và Tổ chức Y tế Thế giới thuộc LHQ khởi xướng vào năm 2006. Từ đó hầu như hàng năm, các quốc gia thành viên của LHQ và các tổ chức về người cao tuổi đều có các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức của mọi người về phòng chống ngược đãi người cao tuổi.

1. Ngược đãi người cao tuổi là gì? 

 

Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nạn ngược đãi người lớn tuổi là một hành động đơn lẻ hoặc lặp lại nhiều lần, hoặc sự thờ ơ dẫn đến việc "gây hại hoặc quấy rối người cao tuổi".

Nạn ngược đãi người cao tuổi ảnh hưởng đến 10% dân số thế giới nhưng hầu hết các trường hợp đều không được trình báo.

Trong 90% các vụ ngược đãi người cao tuổi, thủ phạm thường là một thành viên trong gia đình. Các nghiên cứu cho thấy con trai và con gái thường là những người ngược đãi người cao tuổi nhiều nhất.

Về thể chất: Dùng vũ lực (như đánh đập hoặc xô đẩy) gây đau đớn, tổn hại hoặc chấn thương; sử dụng không đúng thuốc hoặc hạn chế thể chất. 

Về tình dục: Bất kỳ loại quan hệ tình dục nào không được thỏa thuận. 

Về tâm lý: Việc ngược đãi có ảnh hưởng đến sức khỏe tình cảm và tâm thần, bao gồm: hăm dọa, đe dọa, quấy rối, làm nhục, làm thấp hèn, hoặc cô lập. 

Bỏ bê: Cố ý tước bỏ các nhu cầu cơ bản, bao gồm thực phẩm, quần áo, chỗ ở, thuốc men, hoặc vệ sinh cá nhân. 

Khai thác tài chính: Sử dụng sai trái tiền bạc, tài sản, hoặc các tài nguyên của người cao niên.

2. Các dấu hiệu của nạn ngược đãi người cao tuổi

 

Những người lớn tuổi đọc viết hạn chế thường là nạn nhân của sự ngược đãi từ người thân hoặc bạn bè.

Việc xác định các vụ ngược đãi người cao niên thường gặp nhiều khó khăn. Hành động ngược đãi thường rất tinh vi, do thủ phạm cố tình che giấu hoặc người lớn tuổi e ngại thảo luận. Chẳng hạn, một người lớn tuổi thiếu các mối quan hệ xã hội thường chỉ dựa vào một hai thành viên qua đình, mà những người này lại lợi dụng để trục lợi.

Ngược đãi người cao tuổi không chỉ giới hạn trong các hành vi lạm dụng thân thể, mà còn về tâm lý và tài chính nữa. Hình thức lạm dụng phổ biến nhất là lạm dụng tài chính - từ việc lấy cắp tiền, ép buộc thay đổi di chúc, hay giả chữ ký của người lớn tuổi trên các giấy tờ liên quan đến ngân hàng.

Một số người sử dụng giấy uỷ quyền để lạm dụng người lớn tuổi, bằng cách chiếm đoạt quyền quản lý tài chính và các vấn đề pháp lý khác.

3. Nhận biết về ngược đãi người cao tuổi
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Ước tính, cứ 10 người cao tuổi  thì có 1 người cao tuổi  bị ngược đãi hàng tháng; Người cao tuổi  sống trong các cơ sở dưỡng lão bị ngược đãi nhiều hơn ở cộng đồng; Ngược đãi người cao tuổi gây ra những tổn thương nghiêm trọng về thể chất và tổn thương lâu dài về tâm lý cho người cao tuổi; Tình trạng ngược đãi người cao tuổi  tại những nước đang trong giai đoạn già hóa dân số tăng cao hơn nước khác.

Mặc dù gặp khó khăn trong khảo sát nhưng một số nghiên cứu đã thống kê các loại hình ngược đãi tại một số nước có thu nhập cao và trung bình như sau:

Ngược đãi về thể chất (bạo hành): chiếm 0.2 - 4.9%; Ngược đãi về tình dục (cưỡng bức): chiếm 0.04 - 0.82%; Ngược đãi về tinh thần: chiếm 0.7 - 6.3%; Ngược đãi về tiền, của cải (chiếm dụng, lạm quyền): chiếm 1.0 - 9.2%; Bỏ mặc (không quan tâm): chiếm 0.2 - 5.5%.

4. Hành động của Tổ chức Y tê Thế giới (WHO)

Việt Nam hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống ngược đãi NCT (15/6/1015)  tại huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội
Việt Nam hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống ngược đãi người cao tuổi (15/6/1015) tại huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội

Để góp phần ngăn chặn ngược đãi NCT, WHO và các đối tác đã có nhiều sáng kiến, hoạt động, cụ thể là:

- Thu thập các bằng chứng về tình trạng, loại hình ngược đãi người cao tuổi để nâng cao nhận thức.

- Xây dựng các tài liệu hướng dẫn cách ngăn chặn ngược đãi cho các nước thành viên của LHQ.

- Chia sẻ thông tin cho các quốc gia và hỗ trợ họ phòng chống ngược đãi người cao tuổi.

- Hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế để ngăn chặn ngược đãi người cao tuổi trên toàn thế giới.

WHO hy vọng, trong thời gian tới, nhận thức về tình trạng ngược đãi người cao tuổi và trách nhiệm bảo vệ quyền của người cao tuổi trên thế giới sẽ được nâng lên, đây cũng chính là những biện pháp thực tế để tiến tới mục tiêu phát triển bền vững của LHQ./.

Kim Ngọc
(Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Tin mới