Làng biển có nhiều di tích bậc nhất Nghệ An

Làng biển có nhiều di tích bậc nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) không chỉ nổi tiếng với nghề đóng tàu biển hơn 700 năm, mà đây còn là làng quê gìn giữ, bảo tồn được nhiều di tích bậc nhất tỉnh. 
Làng Trung Kiên có bề dày lịch sử lâu đời. Theo các tài liệu, từ thời tiền Lê, thời Lý, vùng đất hoang vu, lau lách dưới chân núi Chùa, núi Rồng đã được khai phá với tên gọi Kẻ Lau. Sau chiến thắng quân Nguyên đời Trần, làng đổi tên thành Hoàng Lao, Trung Kiên với hàm ý là làng quê trung quân ái quốc, kiên cường, bất khuất trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Hiện nay, làng biển đặc biệt này còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn hệ thống các công trình, di tích cổ xưa. Ảnh: Huy Thư

Làng Trung Kiên có bề dày lịch sử lâu đời. Theo các tài liệu, từ thời tiền Lê, thời Lý, vùng đất hoang vu, lau lách dưới chân núi Chùa, núi Rồng đã được khai phá với tên gọi Kẻ Lau. Sau chiến thắng quân Nguyên đời Trần, làng đổi tên thành Hoàng Lao, Trung Kiên với hàm ý là làng quê trung quân ái quốc, kiên cường, bất khuất trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Hiện nay, làng biển đặc biệt này còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn hệ thống các công trình, di tích cổ xưa. Ảnh: Huy Thư

Đình Trung Kiên tọa lạc ở xóm Đình, được xây dựng vào thời Lê, có quy mô đồ sộ, gồm 2 tòa bái đường và hậu cung. Qua hàng trăm năm tồn tại, đình đã được trùng tu nhiều lần, lần gần đây nhất là năm 2020. Cổng đình đã được xây mới. Các tòa đình được nâng cấp, lợp lại ngói Ảnh: Huy Thư

Đình Trung Kiên tọa lạc ở xóm Đình, được xây dựng vào thời Lê, có quy mô đồ sộ, gồm 2 tòa bái đường và hậu cung. Qua hàng trăm năm tồn tại, đình đã được trùng tu nhiều lần, lần gần đây nhất là năm 2020. Cổng đình đã được xây mới. Các tòa đình được nâng cấp, lợp lại ngói Ảnh: Huy Thư

Trên khung gỗ của hạ đình, các đề tài truyền thống như "tứ linh, tứ quý" được người xưa chạm bong kênh và chạm lộng một cách tinh xảo. Đình Trung Kiên đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1992. Ảnh: Huy Thư

Trên khung gỗ của hạ đình, các đề tài truyền thống như "tứ linh, tứ quý" được người xưa chạm bong kênh và chạm lộng một cách tinh xảo. Đình Trung Kiên đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1992. Ảnh: Huy Thư

Đền Thượng tọa lạc ở xóm Chùa, được xây dựng vào năm 1657, thờ tứ vị Thánh nương và các vị thần có công với dân, với nước. Đền gồm 2 tòa: Hạ điện và thượng điện thiết kế theo kiểu giá chiêng kẻ truyền, 3 gian, 16 cột. Ảnh: Huy Thư

Đền Thượng tọa lạc ở xóm Chùa, được xây dựng vào năm 1657, thờ tứ vị Thánh nương và các vị thần có công với dân, với nước. Đền gồm 2 tòa: Hạ điện và thượng điện thiết kế theo kiểu giá chiêng kẻ truyền, 3 gian, 16 cột. Ảnh: Huy Thư

Thượng điện của đền thể hiện tập trung vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc cổ. Các kết cấu gỗ như xà, hạ, kẻ, giá chiêng... được điêu khắc, chạm trổ một cách công phu. Những tác phẩm điêu khắc trên đền Thượng mang vẻ đẹp thanh thoát, mềm mại. Đền đã được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa - Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia năm 1992. Do đền bị xuống cấp nặng nề, năm 2018, người dân làng Trung Kiên cùng với các mạnh thường quân đã phát tâm công đức quyên góp gần 2 tỷ đồng để trùng tu đền. Ảnh: Huy Thư

Thượng điện của đền thể hiện tập trung vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc cổ. Các kết cấu gỗ như xà, hạ, kẻ, giá chiêng... được điêu khắc, chạm trổ một cách công phu. Những tác phẩm điêu khắc trên đền Thượng mang vẻ đẹp thanh thoát, mềm mại. Đền đã được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa - Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia năm 1992. Do đền bị xuống cấp nặng nề, năm 2018, người dân làng Trung Kiên cùng với các mạnh thường quân đã phát tâm công đức quyên góp gần 2 tỷ đồng để trùng tu đền. Ảnh: Huy Thư

Đền Quan Hậu ở xóm Chùa được người dân làng biển xây dựng từ thời xưa để thờ Minh nghị Tướng quân Nguyễn Chi Đức, người có nhiều công lao trong việc hộ quốc an dân. Những năm chiến tranh, đền bị hư hỏng, chỉ còn lại dấu tích. Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, đền đã được xây dựng lại, nằm trong cụm Di tích Quốc gia làng Trung Kiên. Ảnh: Huy Thư

Đền Quan Hậu ở xóm Chùa được người dân làng biển xây dựng từ thời xưa để thờ Minh nghị Tướng quân Nguyễn Chi Đức, người có nhiều công lao trong việc hộ quốc an dân. Những năm chiến tranh, đền bị hư hỏng, chỉ còn lại dấu tích. Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, đền đã được xây dựng lại, nằm trong cụm Di tích Quốc gia làng Trung Kiên. Ảnh: Huy Thư

Đền Tráng Liệt ở xóm Đình được xây dựng vào cuối thời Lê để thờ ông Phạm Tự Kỷ - người có công phát triển nghề đóng tàu thuyền và chữa bệnh cứu dân. Lúc khởi dựng, đền chỉ có 1 tòa 3 gian, khung nhà được làm bằng gỗ, mái lợp tranh. Đến thời Nguyễn, đền được tu sửa lớn và làm thêm nhà hậu cung. Đền Tráng Liệt đã được đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh năm 2013.

Đền Tráng Liệt ở xóm Đình được xây dựng vào cuối thời Lê để thờ ông Phạm Tự Kỷ - người có công phát triển nghề đóng tàu thuyền và chữa bệnh cứu dân. Lúc khởi dựng, đền chỉ có 1 tòa 3 gian, khung nhà được làm bằng gỗ, mái lợp tranh. Đến thời Nguyễn, đền được tu sửa lớn và làm thêm nhà hậu cung. Đền Tráng Liệt đã được đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh năm 2013.

Đền Cửa Lạch ở xóm Rồng thờ Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn được người dân làng biển xây dựng từ xưa. Đền tọa lạc dưới chân núi Rồng, hướng ra biển Đông theo thế "tọa sơn võng thủy" với cảnh quan non nước hữu tình. Đền mới được trùng tu, tôn tạo năm 2019, gồm có hạ điện, thượng điện và cổng tam quan. Ảnh: Huy Thư

Đền Cửa Lạch ở xóm Rồng thờ Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn được người dân làng biển xây dựng từ xưa. Đền tọa lạc dưới chân núi Rồng, hướng ra biển Đông theo thế "tọa sơn võng thủy" với cảnh quan non nước hữu tình. Đền mới được trùng tu, tôn tạo năm 2019, gồm có hạ điện, thượng điện và cổng tam quan. Ảnh: Huy Thư

Chùa Phổ Nghiêm ở xóm Chùa được xây dựng vào năm1690. Chùa tọa lạc dưới chân núi Chùa với kiến trúc độc đáo, chồng diêm 8 mái . Chùa đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia năm 1992. Ảnh: Huy Thư

Chùa Phổ Nghiêm ở xóm Chùa được xây dựng vào năm1690. Chùa tọa lạc dưới chân núi Chùa với kiến trúc độc đáo, chồng diêm 8 mái . Chùa đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia năm 1992. Ảnh: Huy Thư

Tại chùa Phổ Nghiêm còn lưu giữ một số hiện vật cổ quý hiếm, trong đó, có tượng cổ và bia đá 4 mặt. Bia có chiều cao khoảng 1,2m. Các mặt bia đều khắc kín chữ Hán. Nội dung văn bia ghi lại công trạng của những người trong làng đã có công xây dựng đền, chùa, miếu, mở mang đất đai, nghề nghiệp, những người đậu đạt, nghi lễ cúng thần linh, quy ước của làng Trung Kiên xưa. Ảnh: Huy Thư

Tại chùa Phổ Nghiêm còn lưu giữ một số hiện vật cổ quý hiếm, trong đó, có tượng cổ và bia đá 4 mặt. Bia có chiều cao khoảng 1,2m. Các mặt bia đều khắc kín chữ Hán. Nội dung văn bia ghi lại công trạng của những người trong làng đã có công xây dựng đền, chùa, miếu, mở mang đất đai, nghề nghiệp, những người đậu đạt, nghi lễ cúng thần linh, quy ước của làng Trung Kiên xưa. Ảnh: Huy Thư

Cùng với các di tích đình, đền, chùa, tại làng Trung Kiên còn bảo tồn được một số giếng cổ, như giếng Chùa, giếng Đình... với tuổi đời hàng trăm năm. Cuộc sống mới đang làm thay da đổi thịt trên vùng đất cổ, nhưng những giá trị truyền thống, đặc biệt là các công trình cổ của tiền nhân vẫn được người dân địa phương gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo. Đây không chỉ là chứng tích sinh động cho bề dày văn hóa, lịch sử đầy tự hào của người dân làng biển, mà còn là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa. Ảnh: Huy Thư
Cùng với các di tích đình, đền, chùa, tại làng Trung Kiên còn bảo tồn được một số giếng cổ, như giếng Chùa, giếng Đình... với tuổi đời hàng trăm năm. Cuộc sống mới đang làm thay da đổi thịt trên vùng đất cổ, nhưng những giá trị truyền thống, đặc biệt là các công trình cổ của tiền nhân vẫn được người dân địa phương gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo. Đây không chỉ là chứng tích sinh động cho bề dày văn hóa, lịch sử đầy tự hào của người dân làng biển, mà còn là điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa. Ảnh: Huy Thư

Tin mới