Làng có nhiều nhà cổ trăm năm tuổi ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Là vùng đất địa linh nhân kiệt của xứ Nghệ, ngoài những đình, quán to đẹp, những dòng họ khoa bảng nổi tiếng, vùng năm Nam, huyện Nam Đàn hiện còn lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ trăm năm
1.	Nhà cổ có rải rác ở vùng năm Nam nhưng tập trung nhiều ở các làng cổ, đặc biệt là làng Hoành Sơn. Nhiều đường làng ngõ xóm ở đây vẫn giữ nguyên những bờ tre, những dãy dới như thuở xa xưa.
Nhà cổ có rải rác ở vùng năm Nam nhưng tập trung nhiều ở các làng cổ, đặc biệt là làng Hoành Sơn. Nhiều đường làng ngõ xóm ở đây vẫn giữ nguyên những bờ tre, như thuở xa xưa. Ảnh: Huy Thư
2.	Xung quanh khu vực đình Hoành Sơn hiện có khoảng 15 ngôi nhà cổ có tuổi đời trên dưới 100 năm. Đây là những ngôi nhà gỗ, nhiều gian, lợp ngói vảy, trong đó phần lớn đã được tu bổ, tôn tạo, nhưng vẫn giữ nguyên phần kết cấu gỗ… Trong ảnh: Không gian nhà cổ của gia đình ông Nguyễn Thiện Toàn ở xóm 1, Khánh Sơn 2, xã Khánh Sơn.
Xung quanh khu vực đình Hoành Sơn hiện có hàng chục ngôi nhà cổ có tuổi đời trên dưới 100 năm. Đây là những ngôi nhà gỗ, nhiều gian, lợp ngói vảy, trong đó phần lớn đã được tu bổ, tôn tạo, nhưng vẫn giữ nguyên phần kết cấu gỗ… Trong  ảnh: Không gian nhà cổ của gia đình ông Nguyễn Thiện Toàn ở xóm 1, Khánh Sơn 2, xã Khánh Sơn. Ảnh: Huy Thư
3.	Cũng như các nhà cổ ở Yên Thành, Thanh Chương… các nhà cổ ở đây chủ yếu được làm từ các loại gỗ lim, mít, dổi… qua thời gian, vẫn còn vững chắc, sáng đẹp.
Cũng như các nhà cổ ở Yên Thành, Thanh Chương… các nhà cổ ở đây chủ yếu được làm từ các loại gỗ lim, mít, dổi… qua thời gian, vẫn còn vững chắc, sáng đẹp. Ảnh: Huy Thư
4.	Đường bờ hồi và đầu nóc ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Văn Trí ở xóm 4, Khánh Sơn 2,  xã Khánh Sơn.
Đường bờ hồi và đầu nóc ngôi nhà cổ của ông Nguyễn Văn Trí ở xóm 4, Khánh Sơn 2, xã Khánh Sơn còn lưu giữ được những nét hoa văn chạm trổ trên phần mái ngói. Ảnh: Huy Thư
5.	Phần gỗ của các ngôi nhà cổ ở đây được trang trí khá đơn giản không chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo như một số ngôi nhà cổ ở Yên Thành.
Phần gỗ của các ngôi nhà cổ ở đây được trang trí khá đơn giản không chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo như một số ngôi nhà cổ ở Yên Thành. Ảnh: Huy Thư
Phía trước các ngôi nhà cổ được bao bằng các khung đố, có cửa ván giật hoặc cửa bàn khoa để đóng mở khá thuận tiện. Cửa lớn, cửa nhỏ đều có ngưỡng cửa với địa thu, ngọa…  khá đầy đủ.
Phía trước các ngôi nhà cổ được bao bằng các khung gỗ, có cửa ván giật hoặc cửa bàn khoa để đóng mở khá thuận tiện. Cửa lớn, cửa nhỏ đều có ngưỡng cửa với địa thu, ngọa… khá đầy đủ. Ảnh: Huy Thư
Theo các cụ cao niên, nhà cổ ở năm Nam thường do những người thợ mộc ở địa phương và  Hà Tĩnh làm. Khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người dân ở đây thường dựng nhà kiểu tứ trụ chuyền chụp, hoặc thượng kèo, hạ kẻ. Tuy nhiên do nhà kiểu này có trần chạn cao, khó sinh hoạt khi lũ lụt, nên họ đã cải tiến làm nhà theo kiểu Hạ lậm, trần chạn thấp hơn, vững chãi hơn trong gió bão cũng như lũ lớn. Trong ảnh: không gian bên trong của một ngôi nhà tứ trụ.
Theo các cụ cao niên, nhà cổ ở năm Nam thường do những người thợ mộc ở địa phương và Hà Tĩnh làm. Khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, người dân ở đây thường dựng nhà kiểu tứ trụ, chuyền, chụp, hoặc thượng kèo, hạ kẻ. Tuy nhiên do nhà kiểu này có trần chạn cao, khó sinh hoạt khi lũ lụt, nên họ đã cải tiến làm nhà theo kiểu Hạ lậm, trần chạn thấp hơn, vững chãi hơn trong gió bão cũng như lũ lớn. Trong ảnh: không gian bên trong của một ngôi nhà kiểu tứ trụ. Ảnh: Huy Thư
8.	Cũng như phần lớn các ngôi nhà cổ, mỗi nhà thường chia thành 2 phần:  “Nhà ngoài” dùng làm nơi thờ tự và tiếp khách. “Nhà trong” dùng làm nơi sinh hoạt  của gia đình. Hiện trong các ngôi nhà cổ, người dân vẫn còn lưu giữ nhiều vật dụng, phương tiện sinh hoạt, đồ thờ cổ xưa.
Cũng như phần lớn các ngôi nhà cổ, mỗi nhà thường chia thành 2 phần: “Nhà ngoài” dùng làm nơi thờ tự và tiếp khách. “Nhà trong” dùng làm nơi sinh hoạt của gia đình. Hiện trong các ngôi nhà cổ, người dân vẫn còn lưu giữ nhiều vật dụng, phương tiện sinh hoạt, đồ thờ cổ xưa. Ảnh: Huy Thư
9.	Chủ nhân của những ngôi nhà cổ này cho rằng, họ xem việc gìn giữ nhà cổ như là trách nhiệm của con cháu đối với tiền nhân, vừa làm kỷ nệm vừa có ý nghĩa giáo dục.
Chủ nhân của những ngôi nhà cổ này cho rằng, họ xem việc gìn giữ nhà cổ như là trách nhiệm của con cháu đối với tiền nhân, vừa làm kỷ niệm vừa có ý nghĩa giáo dục. Ảnh: Huy Thư
Một chiếc móc để treo áo dài trong ngôi nhà cổ của gia đình bà Nguyễn Thị Phượng ở xóm 4, Khánh Sơn 2, xã Khánh Sơn.
Một chiếc móc để treo áo dài trong ngôi nhà cổ của gia đình bà Nguyễn Thị Phượng ở xóm 4, Khánh Sơn 2, xã Khánh Sơn. Ảnh: Huy Thư
Nhiều hiện vật gắn liền với những ngôi nhà cổ vẫn còn nguyên giá trị sử dụng. Trong ảnh: Một hũ tương cổ có tuổi đời cả mấy trăm năm vẫn đang được dùng làm tương tại nhà ông Nguyễn Văn Trí xã Khánh Sơn.
Nhiều hiện vật gắn liền với những ngôi nhà cổ vẫn còn nguyên giá trị sử dụng. Trong ảnh: Một hũ tương cổ có tuổi đời cả mấy trăm năm vẫn đang được dùng làm tương tại nhà ông Nguyễn Văn Trí xã Khánh Sơn. Ảnh: Huy Thư
Dưới những ngôi nhà cổ ở năm Nam , nhiều thế hệ  đã được sinh ra và trưởng thành. Điều đáng mừng là nhà cổ ở đây đã và đang được người dân gìn giữ, bảo tồn như một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của địa phương.
Dưới những mái nhà này, nhiều thế hệ người dân đã được sinh ra và trưởng thành, chính họ đã và đang gìn giữ, bảo tồn những ngôi nhà cổ như một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của địa phương. Vừa qua tổ chức JICA - Nhật Bản đã có những cuộc khảo sát thực tế để hợp tác trong việc  bảo tồn khôi phục nhà cổ, làng cổ ở năm Nam. Ảnh: Huy Thư

Tin mới