Lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Trẻ em

(Baonghean.vn) - Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII dự kiến diễn ra vào ngày 21/3, chiều 7/3, Đoàn đại biểu Quốc hội Nghệ An tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Trẻ em (sửa đổi).

Đồng chí Phạm Văn Tấn - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Nghệ An chủ trì hội nghị.

Dự thảo Luật Trẻ em (sửa đổi) gồm 7 chương, 107 điều, quy định các quyền, bổn phận của trẻ em (người dưới 18 tuổi); nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận trẻ em.

Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản đồng tình với việc sửa đổi Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em để ban hành luật mới với tên gọi Luật Trẻ em; đồng thời thống nhất với nội dung của dự thảo luật. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến khác nhau về quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi và dưới 16 tuổi.

Đồng chí Phạm Văn Tấn - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh báo cáo kết quả kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII
Đồng chí Phạm Văn Tấn - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị

Về cơ quan đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và chức năng giám sát thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng trẻ em, theo các đại biểu nên giao cho tổ chức Đoàn thanh niên. Đồng thời không nên chỉ quy định bó hẹp Trung ương Đoàn là cơ quan đại diện cho trẻ em mà là tổ chức Đoàn các cấp, bởi có nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp, nếu chỉ quy định cấp Trung ương thì các kiến nghị đều gửi cho Trung ương Đoàn sẽ dẫn đến quá tải và không hiệu quả.

Về các hành vi bị nghiêm cấm cần bổ sung cấm kỳ thị, phân biệt trẻ em do xuất thân và thân nhân của gia đình. Có ý kiến cũng trăn trở, thực tế hiện nay ở nhiều địa phương chưa có các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, nếu đưa vào luật điều khoản này thì tính thực thi của pháp luật khó được thực hiện.

Bà Nguyễn Thị Quế Anh - Phó Giám đốc Sở Tư pháp báo cáo công tác quản lý nhà nước đối với các văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh
Bà Nguyễn Thị Quế Anh - Phó Giám đốc Sở Tư pháp góp ý về một số từ ngữ trong dự thảo luật để đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ.

Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung phân tích, thảo luận về một số từ ngữ trong Dự thảo Luật Trẻ em chưa chính xác, chưa đầy đủ nội hàm của từ ngữ như “bóc lột trẻ em”, “xâm hại trẻ em”, “bạo lực trẻ em”, “trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”...

Minh Chi

TIN LIÊN QUAN

Tin mới