Lễ hội đầu năm mới ở các nước có gì đặc biệt?

(Baonghean.vn) - Sau Tết, người dân các nước châu Á hàng năm vẫn háo hức chờ đón những lễ hội đầu xuân mang đậm truyền thống và màu sắc văn hóa riêng biệt, đặc trưng của từng quốc gia, từng dân tộc.
1. Lễ hội hoa mai quốc tế  Gwangyang ở Hàn quốc
lễ hội hoa mai quốc tế Gwangyang
Lễ hội hoa mai quốc tế Gwangyang.
Mùa xuân ở Hàn Quốc chính là mùa lễ hội của những loài hoa. Những lễ hội này thường khởi đầu vào đầu tháng 3 khi mà gió đã bớt lạnh và không khí ngày một ấm lên. Người dân Hàn Quốc thường không thể bỏ qua lễ hội hoa mai quốc tế Gwangyang, nơi du khách có thể tản bộ giữa rừng mai tuyệt đẹp. Lễ hội diễn ra từ ngày 14 - 22/3 hàng năm tại thành phố Gwangyang, tỉnh Jeollanam. Được diễn ra lần đầu tiên vào năm 1997, lễ hội đã trở thành một trong những sự kiện nổi bật nhất, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm.

2. Lễ hội đèn lồng ở Trung Quốc

Hàng năm, trong suốt lễ hội Đèn lồng (thường rơi vào ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch), người ta treo đèn lồng đỏ để tạo không khí lễ hội và tượng trưng cho sự đoàn tụ.
Hàng năm, trong suốt lễ hội Đèn lồng (thường rơi vào ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch), người ta treo đèn lồng đỏ để tạo không khí lễ hội và tượng trưng cho sự đoàn tụ.
Tại Trung Quốc, Lễ hội đèn lồng đánh dấu sự kết thúc của Tết Âm lịch của Trung Quốc. Sự kiện được tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của năm (rằm tháng Giêng âm lịch) được xem như sự kiện quan trọng và dài nhất của người Trung Quốc.

Từ xa xưa, người Trung Quốc đã tin rằng đèn lồng có khả năng xua đuổi ma quỷ, mang lại bình yên và may mắn nên thường treo chúng tại cổng nhà và cửa hàng ngay trước thềm năm mới. Dần dần, nghi lễ này trở thành hoạt động lớn, khi đó, người dân sẽ mặc những bộ đồ màu đỏ, in hình hoa và đèn lồng để hy vọng một năm mới bình an, thịnh vượng.

3. Lễ hội River Hongbao ở Singapore
Toàn cảnh lễ hội River Hongbao
Toàn cảnh lễ hội River Hongbao
Lễ hội River Hongbao là một sự kiện tiêu biểu nhất trong các hoạt động chào mừng năm mới ở Singapore. Một sân khấu nổi được dựng trên Vịnh Marina đã thu hút đông đảo người dân địa phương lẫn du khách. Từ Hongbao nghĩa là bao lì xì đỏ, tức tiền mừng tuổi vào dịp Tết Âm lịch cũng là biểu tượng của sự may mắn.

Với vô số các hoạt động bên lề, từ các trò tàu lượn cho đến các hoạt động hóa trang, mang đến những trải nghiệm nhiều màu sắc cho người dân và du khách. Các màn biểu diễn kinh kịch và các chương trình biểu diễn đường phố khác góp phần làm trọn vẹn thêm trải nghiệm đa dạng này.

4. Lễ hội Tsagaan Sar ở Mông Cổ
Lễ hội Tsagaan Sar ở Mông Cổ
Lễ hội Tsagaan Sar ở Mông Cổ
Tsagaan Sar thường diễn ra vào đầu tháng 2 là một trong những lễ hội quan trọng nhất ở Mông Cổ. Trong văn hóa hiện đại, dịp lễ hội này là thời gian người dân Mông Cổ gặp gỡ gia đình và bạn bè cũ. Nếu trong năm qua họ có xung đột hay nợ nần thì thời gian này chính là dịp để xin lỗi và bắt đầu các mối quan hệ mới hoặc trả nợ.
Người đứng đầu gia đình thường tổ chức một bữa tối, mọi thành viên cùng quây quần bên bữa ăn và trao đổi quà tặng nhau. Họ cũng mặc những trang phục truyền thống đẹp nhất. Người lớn tuổi nhận được lời chúc từ con cháu.
5. Lễ hội hoa anh đào ở Nhật Bản
Lễ hội hoa anh đào diễn ra cuối tháng Ba hoặc những ngày đầu tiên của tháng Tư. Lễ hội sẽ chính thức bắt đầu khi những cây hoa anh đào đại diện ở đền Yasukuni bắt đầu nở hoa. Vào những ngày lễ hội, người Nhật thường quây quần bên dưới các gốc cây anh đào, cùng ăn uống, nghe nhạc và chơi đùa, ca hát. Những hoạt động này có khi được kéo dài cả ngày lẫn đêm.
Du khách ngắm hoa anh đào.

Anh đào là một loài hoa chỉ nở vào mùa xuân và chóng tàn, thời gian từ lúc hoa nở cho đến khi tàn chỉ khoảng 10 ngày đến 2 tuần. Bởi thế mà người dân Nhật rất mong chờ đến mùa xuân và không một ai muốn bỏ lỡ dịp thưởng lãm vẻ đẹp của loài hoa quý giá này.

Lễ hội hoa anh đào diễn ra cuối tháng Ba hoặc những ngày đầu tiên của tháng Tư. Lễ hội sẽ chính thức bắt đầu khi những cây hoa anh đào đại diện ở đền Yasukuni bắt đầu nở hoa. Vào những ngày lễ hội, người Nhật thường quây quần bên dưới các gốc cây anh đào, cùng ăn uống, nghe nhạc và chơi đùa, ca hát. Những hoạt động này có khi được kéo dài cả ngày lẫn đêm.
6. Lễ hội Sinulog ở Philippines
Đây là lễ hội nhảy múa mang nét văn hóa vô cùng đặc sắc, nổi tiếng tại Philippines. Lễ hội được diễn ra vào ngày chủ nhật thứ 3 của tháng 1 hàng năm. Đây là một lễ hội tôn giáo nhằm kỷ niệm những mốc lịch sử quan trọng trong tôn giáo của người dân Philippines.  Hầu hết các con phố nhỏ tại thành phố Cebu cho đến những vịnh đảo bao quanh khu vực, tất cả mọi người đều tổ chức đón mừng lễ hội trong một bầu không khí vui tươi và nhộn nhịp.
Lễ hội Sinulog ở Philippines
Đây là lễ hội nhảy múa mang nét văn hóa vô cùng đặc sắc, nổi tiếng tại Philippines. Lễ hội được diễn ra vào ngày chủ nhật thứ 3 của tháng 1 hàng năm. Đây là một lễ hội tôn giáo nhằm kỷ niệm những mốc lịch sử quan trọng trong tôn giáo của người dân Philippines.
Hầu hết các con phố nhỏ tại thành phố Cebu cho đến những vịnh đảo bao quanh khu vực, tất cả mọi người đều tổ chức đón mừng lễ hội trong một bầu không khí vui tươi và nhộn nhịp.
7. Lễ hội Tahun Baru Masehi ở Indonesia
Lễ hội Tahun Baru Masehi ở Indonesia
Lễ hội Tahun Baru Masehi ở Indonesia
Lễ hội đón năm mới Tahun Baru Masehi ở Indonesia khá nhộp nhịp. Vào ngày này người dân của Indonesia thường tụ tập tại những trung tâm lớn để vui chơi giải trí hay tham gia những hoạt động văn hóa lễ hội đặc sắc được tổ chức khắp nơi. Không khí lễ hội tràn ngập mọi đường phố và các điểm du lịch. Đến thăm Indonesia dịp này, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức các món ăn truyền thống chỉ có trong ngày tết của Indonesia. 

Tin mới