Lên với xứ chè hoa vàng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Quế Phong được xem là huyện có số lượng cây chè hoa vàng lớn nhất Nghệ An. Chè hoa vàng mọc tự nhiên dưới các tán cây trên những cánh rừng. Đồng bào ở đây bảo, vào mùa cây này ra hoa, lại được xem là một “mùa vàng”.
Clip: Vào vùng chè hoa vàng ở Đồng Văn, Quế Phong.
Năm 2012, đoàn nghiên cứu về sinh học của Nhật Bản đã phát hiện cây chè hoa vàng ở huyện Quế Phong và công bố những thông tin, giá trị khoa học của loại cây này. Tại huyện Quế Phong, cây chè hoa vàng mọc ở nhiều nơi, tập trung nhiều ở các xã Thông Thụ và Đồng Văn. Loài cây này mọc tự nhiên, có nhiều dược tính quý hiếm và cho giá trị kinh tế cao; thường phân bổ ở độ cao từ 100 cho đến gần 1000m so mực nước biển. Tiếng Thái gọi là: Tắp tẩu (gan con rùa). Chè hoa vàng chỉ là cách gọi thông dụng của người dân nơi đây, trên thực tế, loài cây này ở các khu rừng mường Quế có 3 màu hoa: đỏ, vàng và trắng. Hoa đỏ hiếm có và cũng có giá trị kinh tế cao nhất. Mùa hoa nở rộ vào tháng 8 và tháng 10 âm lịch. Ảnh: Phương Cường
Năm 2012, đoàn nghiên cứu về sinh học của Nhật Bản đã phát hiện cây chè hoa vàng ở huyện Quế Phong và công bố những thông tin, giá trị khoa học của loại cây này. Tại huyện Quế Phong, cây chè hoa vàng mọc ở nhiều nơi, tập trung nhiều ở các xã Thông Thụ và Đồng Văn. Loài cây này mọc tự nhiên, có nhiều dược tính quý hiếm và cho giá trị kinh tế cao; thường phân bổ ở độ cao từ 100 cho đến gần 1000m so mực nước biển. Tiếng Thái gọi là: Tắp tẩu (gan con rùa). Chè hoa vàng chỉ là cách gọi thông dụng của người dân nơi đây, trên thực tế, loài cây này ở các khu rừng mường Quế có 3 màu hoa: đỏ, vàng và trắng. Hoa đỏ hiếm có và cũng có giá trị kinh tế cao nhất. Mùa hoa nở rộ vào tháng 8 và tháng 10 âm lịch. Ảnh: Phương Cường
Năm 2016, UBND huyện Quế Phong xây dựng đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có cây chè hoa vàng. Mục tiêu của huyện là đến năm 2020 trồng được 5 ha cây chè hoa vàng. Hiện ở xã Đồng Văn (Quế Phong), Sở KH&CN Nghệ An đã xây dựng vườn ươm cây chè hoa vàng ở gần Thủy điện Hủa Na, với kỳ vọng sẽ tạo nguồn cây giống cung cấp cho người dân. Ảnh: Phương Cường
Năm 2016, UBND huyện Quế Phong xây dựng đề án bảo tồn và phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có cây chè hoa vàng. Mục tiêu của huyện là đến năm 2020 trồng được 5 ha cây chè hoa vàng.  Hiện ở  xã Đồng Văn (Quế Phong), Sở KH&CN Nghệ An đã xây dựng vườn ươm cây chè hoa vàng ở gần Thủy điện Hủa Na, với kỳ vọng sẽ tạo nguồn cây giống cung cấp cho người dân. Ảnh: Phương Cường
Vỏ của cây chè hoa vàng có màu nâu, thân cây thuộc dòng vỏ trơn. Chiều cao trung bình của cây chè hoa vàng từ 3 đến 5m. Cây lớn nhất có thể đạt đường kính 10cm và cao hơn 6m. Sức chống chịu với thời tiết khá tốt. Cuối năm 2016, thương lái đổ xô tìm đến các bản, thu mua thân, rễ, lá chè hoa vàng với giá cao để bán sang Trung Quốc. Nhiều người dân đã vào rừng săn lùng cây này mang về bán. Ngay sau đó, UBND huyện Quế Phong cho biết, huyện đã yêu cầu UBND các xã, các chủ rừng và đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân không vào rừng đào gốc, chặt phá cây chè hoa vàng để bán. Ảnh: Phương Cường

Vỏ của cây chè hoa vàng có màu nâu, thân cây thuộc dòng vỏ trơn. Chiều cao trung bình của cây chè hoa vàng từ 3 đến 5m. Cây lớn nhất có thể đạt đường kính 10cm và cao hơn 6m. Sức chống chịu với thời tiết khá tốt. Cuối  năm 2016, thương lái đổ xô tìm đến các bản, thu mua thân, rễ, lá chè hoa vàng với giá cao để bán sang Trung Quốc. Nhiều người dân đã vào rừng săn lùng cây này mang về bán. Ngay sau đó, UBND huyện Quế Phong cho biết, huyện đã yêu cầu UBND các xã, các chủ rừng và đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân không vào rừng đào gốc, chặt phá cây chè hoa vàng để bán. Ảnh: Phương Cường

Hiện nay, ở huyện Quế Phong đã xuất hiện nhiều cơ sở chế biến hoa của loài cây chè hoa vàng để bán ra thị trường. Giá bán tại địa phương xê dịch từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng/kg hoa khô tùy theo loại khác nhau. Ảnh: Phương Cường
Hiện nay, ở huyện Quế Phong đã xuất hiện nhiều cơ sở chế biến hoa của loài cây chè hoa vàng để bán ra thị trường. Giá bán tại địa phương xê dịch từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng/kg hoa khô tùy theo loại khác nhau. Ảnh: Phương Cường
Mỗi năm, người dân huyện miền núi Quế Phong thu hái được chừng 10 đến 20 tấn hoa của loài “cây vàng” này. Ảnh: Phương Cường
Mỗi năm, người dân huyện miền núi Quế Phong thu hái được chừng 10 đến 20 tấn hoa của loài “cây vàng” này.  Ảnh: Phương Cường
Hiện nay, hoa chè hoa vàng được bán ở nhiều nơi trên huyện miền núi Quế Phong. Nó được giới thiệu rộng rãi thông qua Gian hàng giới thiệu sản phẩm huyện Quế Phong. Ảnh: Phương Cường
Hiện nay, hoa chè hoa vàng được bán ở nhiều nơi trên huyện miền núi Quế Phong. Nó được giới thiệu rộng rãi thông qua Gian hàng giới thiệu sản phẩm huyện Quế Phong.  Ảnh: Phương Cường
Trong những năm qua, diện tích trồng chè hoa vàng không ngừng được tăng lên nhờ các chính sách phát triển kinh tế của huyện miền núi Quế Phong. Ảnh: Phương Cường
Trong những năm qua, diện tích trồng chè hoa vàng không ngừng được tăng lên nhờ các chính sách phát triển kinh tế của huyện miền núi Quế Phong.  Ảnh: Phương Cường

Tin mới