Lệnh phong tỏa hàng hải của Mỹ với Triều Tiên có nguy cơ thất bại

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh Bình Nhưỡng và Washington chuẩn bị nêu ra “các quan điểm và định nghĩa” về các nhân tố cấu thành nên “phi hạt nhân hóa” Bán đảo Triều Tiên trong các cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới, không thể bỏ qua hoạt động quân sự gia tăng trong khu vực, đáng chú ý đều là các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn.
Tàu khu trục HMS Sutherland ở cảng Abu Dhabi năm 2011. Ảnh: AFP
Tàu khu trục HMS Sutherland ở cảng Abu Dhabi năm 2011. Ảnh: AFP
Có thể kể ra, cuộc tập trận bắn đạn thật của Trung Quốc gần Eo biển Đài Loan sau các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn chưa từng có mà Bắc Kinh từng thực hiện. Trong khi đó, Nga đang tiến hành các cuộc diễn tập trên bộ, trên không và trên biển xung quanh quần đảo Kuril, tiếp giáp với đảo  cực Bắc của Nhật Bản, Hokkaido. Còn Mỹ-Hàn đang xúc tiến cuộc tập trận chung thường niên, mặc dù sự kiện này mang quy mô nhỏ hơn mọi năm.

Kèm theo đó cũng có những tin tốt lành. Seoul thông báo sẽ đàm phán với Bình Nhưỡng về một hiệp ước hòa bình trong cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới, trong khi các sĩ quan thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tới Nhật Bản - đánh dấu lần đầu tiên một chuyến thăm như vậy diễn ra kể từ khi các cuộc trao đổi quân sự giữa hai nước bị ngừng trệ cách đây 6 năm.

Như vậy, việc xoa dịu căng thẳng khu vực là khả thi. Tuy nhiên, việc tàu khu trục HMS Sutherland của Hải quân Hoàng gia Anh tới cảng Yokosuka (Nhật Bản), cùng với thông tin Anh sẽ điều thêm hai tàu chiến nữa tới cảng này vào cuối năm nay, đã báo hiệu một chiến dịch mới, đó là thực thi lệnh phong tỏa hàng hải đa quốc gia đối với Triều Tiên.

Tuy nhiên, giới chuyên gia hoài nghi về lệnh phong tỏa này. Giáo sư William Brooks nghiên cứu Nhật Bản tại trường Nghiên cứu Quốc tế John Hopkins ở Washington nhận định: “Nhật Bản sẽ không điều tàu chiến để thực thi nhiệm vụ tác chiến kiểu như vậy; Hàn Quốc ít khả năng từ bỏ chính sách hòa giải và tham gia chiến dịch trên, thậm chí nước này còn phản đối. Trung Quốc không muốn chứng kiến Triều Tiên sụp đổ hoặc trở nên bất ổn. Còn Nga khó chấp nhận động thái mạnh mẽ trên trong vùng biển gần biên giới của nước này”.

Trong khi đó, Giáo sư Garren Mulloy nghiên cứu quốc tế tại Đại học Daito Bunka ở Saitama, Nhật Bản, cũng hoài nghi trước tính khả thi của lệnh phong tỏa hàng hải này, nêu ra vấn đề hiển nhiên liên quan tới đường biên giới trên bộ. 

Ngoài ra, xét tới việc một lệnh phong tỏa hàng hải là hành động gây hấn rõ ràng nhằm vào một quốc gia khác theo khuôn khổ Hiến chương Liên hợp quốc, những bên ủng hộ áp đặt lệnh phong tỏa hàng hải cũng đối mặt với các vấn đề ngoại giao./.

Tin mới