Liên kết sản xuất, tiêu thụ giúp diêm dân Quỳnh Thuận bám nghề

(Baonghean.vn) - Quỳnh Thuận được xem là một trong những “vựa muối” lớn nhất huyện Quỳnh Lưu với diện tích trên 120 ha, sản lượng hàng chục nghìn tấn mỗi năm. Trong khi diêm dân ở các địa phương khác đang “loay hoay” với việc chuyển đổi nghề thì tại đây người dân vẫn bám ruộng muối và xem đây là một mục tiêu kinh tế lâu dài.

Trong nhiều năm qua, giá muối lên xuống thất thường cộng với sự khó nhọc của nghề khiến nhiều diêm dân nuôi ý định bỏ nghề. Đó là thực trạng chung của nhiều địa phương và xã Quỳnh Thuận không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Bình - Phó Chủ tịch UBND xã này cho hay, bao năm nay diện tích làm muối của địa phương luôn ổn định, nếu có tăng, giảm thì cũng chỉ giao động từ 10ha - 20ha mà thôi.

Toàn xã Quỳnh Thuận có  9 xóm với 1.420 hộ thì có tới 6 xóm làm muối, trong đó 1.000 hộ gắn bó với nghề. Từ đầu năm đến nay bà con diêm dân Quỳnh Thuận đã sản xuất  được hơn 8.200 tấn muối. Với mức giá 1.100 đồng - 1.300 đồng/kg muối như hiện nay thì doanh thu đạt được gần 9 tỷ đồng. Đó là một con số không nhỏ đối với một xã thuần nông.

Các kho dự trữ muối trên của bà con xã Quỳnh Thuận có thể dự trữ được 7 nghìn tấn muối. Từ đây bà con có thể quyết định thời điểm xuất bán vào những thời điểm giá muối lên cao để tăng doanh thu.
Các kho dự trữ muối trên của bà con xã Quỳnh Thuận có thể dự trữ được 7.000 tấn muối. Từ đây bà con có thể quyết định thời điểm xuất bán vào khi giá muối lên cao để tăng doanh thu. Ảnh chụp tại xóm 5, xã Quỳnh Thuận.

Điều khiến bà con diêm dân Quỳnh Thuận bám được với nghề bởi tại đây mối dây liên kết hộ trong sản xuất và tiêu thụ muối thực sự rất bền chặt. Được biết, hiện tại toàn xã có hơn 25 hộ đứng ra thu mua và tiêu thụ muối trên địa bàn. Tính ra cứ bình quân mỗi xóm có từ 3 đến 4 hộ thu gom muối cho bà con. Các hộ này liên kết với các đầu mối thu mua từ trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ. Vậy nên lượng muối tồn kho của diêm dân Quỳnh Thuận đã được hạn chế. Đặc biệt, một số hộ thu gom ở đây đã đầu tư được hệ thống kho dự trữ cũng như các loại xe tải vận chuyển để thuận tiện hơn trong quá trình tiêu thụ.

Ông Vũ Đình Nguyên ở xóm 7 là một trong những hộ làm muối lâu năm ở Quỳnh Thuận. Gia đình ông có 5 lao động thì cả 5 đều gắn bó với nghề muối. Hiện ông còn đứng ra thu mua muối của bà con và liên kết với các đầu mối đưa muối Quỳnh Thuận ra thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tiêu thụ. Bình quân mỗi năm gia đình tiến hành thu mua từ 350 - 400 tấn muối  trên địa bàn, cùng với 3 hộ  thu mua khác của xóm đã giải quyết gần như toàn bộ sản lượng muối của bà con trong xóm sản xuất được.

Gia đình ông Vũ Đình Nguyên là hộ dân đã gắn bó lâu đời với nghề muối, trong nhiều năm trở lại đây, ông cùng 25 hộ trong xã còn tiến hành thu gom muối của bà con để tiến hành liên kết với các đầu mối tiêu thụ. Từ đây giải quyết phần lớn đầu ra cho mặt hàng này
Gia đình ông Vũ Đình Nguyên là hộ dân đã gắn bó lâu đời với nghề muối. Nhiều năm trở lại đây, ông cùng 25 hộ trong xã còn tiến hành thu gom muối của bà con để tiến hành liên kết với các đầu mối tiêu thụ. Từ đây giải quyết phần lớn đầu ra cho mặt hàng này

Ông Nguyên chia sẻ: “Trước đây, khi trung tâm thu mua muối của tỉnh đóng tại thị trấn Cầu Giát chưa phá sản thì việc tiêu thụ muối của bà con được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, sau khi nhà máy giải thể thì bà con gặp nhiều khó khăn trong việc bán muối. Do đó, việc liên kết cũng như ký hợp đồng với các đầu mối để giải quyết  đầu ra là cần thiết vô cùng. Thật ra nghề muối cũng cũng không đến nỗi “bạc” bởi vốn đầu tư không nhiều, kỹ thuật sản xuất, chế biến cũng không khó. Mùa muối cũng chỉ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 nên bà con vẫn có thể làm nhiều nghề phụ khác để tăng thu nhập cho gia đình.”

Ngoài việc liên kết với nhau để hình thành đường dây liên kết cung – cầu để tiêu thụ muối, bà con nơi đây còn giúp đỡ nhau trong khâu vốn và đầu tư lại hạ tầng tại các đồng muối. Các hộ thu gom muối trên địa bàn có thể hỗ trợ cho diêm dân từ đầu vụ muối, sau đó cuối vụ sẽ trừ vào sản phẩm. Nhờ đó mà người dân có thêm điều kiện để “nâng cấp” ruộng muối của mình.

Dù thăng trầm ra sao thì bà con Quỳnh Thuận vẫn bám ruộng bám biển để làm muối. Bình quân mỗi vụ muối mang lại thu nhập từ 5 đến 6 triệu đồng/hộ
Dù thăng trầm ra sao thì bà con Quỳnh Thuận vẫn bám ruộng bám biển để làm muối. Bình quân mỗi vụ muối mang lại thu nhập từ 5 đến 6 triệu đồng/hộ.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Bình cho biết: “Việc liên kết giữa các hộ dân trong xã để cùng nhau  sản xuất và tiêu thụ muối đã phần nào giải quyết được đầu ra cho mặt hàng này cũng như tạo động lực cho bà con bám ruộng, bám nghề. Đó là bước đầu manh nha hình thành nên các tổ hợp tác hay lớn hơn là hợp tác xã kiểu mới để bà con cùng liên kết sản xuất - kinh doanh. 

Thanh Quỳnh

TIN LIÊN QUAN

Tin mới