'Linh vật nghê Việt' bí ẩn, lý thú như thế nào sẽ được 'lý giải' tại Nghệ An?

(Baonghean.vn) - Nghê là linh vật xuất hiện từ lâu trong văn hóa của người Việt, tại các không gian đình, chùa, miếu mạo, tư gia... Vậy nhưng hiện nay đang có tình trạng pha tạp, ngoại lai, nhầm lẫn với linh vật nước ngoài. Nghê Việt là như thế nào?. Điều này được làm rõ tại triển lãm "Linh vật nghê Việt" ở Bảo tàng Nghệ An từ ngày 17 - 25/5.
Nghê Việt được xác định định có nguồn gốc Trung á. Trải qua các thời đại, bởi ảnh hưởng của thời kỳ Bắc thuộc, của Phật giáo, của tín ngưỡng... nên hình tượng linh vật Nghê có những dấu ấn
Triển lãm tư liệu "Linh vật nghê Việt" được Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm phối hợp với Bảo tàng Nghệ An thực hiện.Theo các tài liệu sẽ được công bố tại gian trưng bày "Linh vật nghê Việt" thì nghê Việt có nguồn gốc Trung Á. Trải qua các thời đại, bởi ảnh hưởng của thời kỳ Bắc thuộc, của Phật giáo, của tín ngưỡng... nên hình tượng linh vật nghê Việt có những dấu ấn khác biệt về tạo hình, đặc điểm, kỹ, mỹ thuật. Trong ảnh là một đôi nghê Việt chất liệu gốm. Ảnh: Nhật Lân
Đây là một đôi linh vật Nghê Việt cổ, được làm bằng chất liệu đá. Đặc điểm của Nghê Việt, được các nhà nghiên cứu, sưu tầm xác định bắt đầu từ hướng nhìn
Đây là đôi nghê Việt cổ, được làm bằng chất liệu đá. Một trong những đặc điểm của nghê Việt được các nhà nghiên cứu xác định bắt đầu từ hướng nhìn. Linh vật nghê Trung Quốc thường cúi đầu. Trong khi tuyệt đại đa số linh vật nghê Việt thường ngước lên hoặc nghếch mặt lên trời, ngũ quan sáng lạn. Ảnh: Nhật Lân
 
Tại Triển lãm
Tại Triển lãm "Linh vật nghê Việt", có hơn 200 tác phẩm ảnh về nghê Việt được trưng bày và có giới thiệu chi tiết ở từng tác phẩm. Mà theo đó, sẽ cho ta thấy linh vật nghê Việt được phân ra nhiều loại như sư tử nghê, long nghê, kỳ lân nghê, khuyển nghê... Các loại nghê cũng được các nghệ nhân thực hiên bởi nhiều loại chất liệu khác nhau như đá, đồng, gỗ, sứ, gốm... Ảnh: Nhật Lân
 
Đây là một đôi nghê thuần Việt được chạm lộng trên gỗ. Ảnh: Nhật Lân
Đây là bức ảnh một đôi nghê thuần Việt được chạm lộng trên gỗ. Ảnh: Nhật Lân
 
Còn đây là một con nghê sứ, thế kỷ thứ XIX. Ảnh: Nhật Lân
Còn đây là nghê sứ thế kỷ thứ XIX. Ảnh: Nhật Lân
Theo ông Nguyễn Đức Bình, cán bộ Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm (bên phải) thì thời gian qua, linh vật nghê Việt đang bị thay thế bởi các linh vật không phù hợp với văn hóa Việt. Bởi vậy, việc triển lãm
Ông Nguyễn Đức Bình - cán bộ Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh (bên phải) lý giải, thời gian qua, linh vật nghê Việt đang bị quên lãng, thậm chí bị người Việt thay thế bởi các linh vật nước ngoài không phù hợp với văn hóa Việt. Bởi vậy, việc triển lãm tư liệu "Linh vật nghê Việt"  nhằm để bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa và lành mạnh hóa môi trường thẩm mỹ cộng đồng... Ảnh: Nhật Lân
Đây là một con nghê đã cổ thuần Việt có giá trị bậc nhất, hiện do anh Nguyễn Minh Nhân (P. Đông Vĩnh, TP. Vinh), thành viên Hội cổ vật Sông Lam sở hữu.
Trong ảnh là một con nghê đá cổ thuần Việt thế kỷ thứ XVIII, được xem là hiện vật có giá trị bậc nhất tại gian trưng bày "Linh vật nghê Việt". Chủ nhân của con nghê đá cổ này là một thành viên Hội cổ vật Sông Lam.  Ảnh: Nhật Lân
 
Để phong phú thêm cho triển lãm tư liệu
Để phong phú thêm cho Triển lãm tư liệu "Linh vật nghê Việt", tại gian trưng bày có thêm bộ sưu tập nghê Việt tự nhiên, không qua tạo tác của con người. Chủ nhân bộ sưu tập này cũng một thành viên của Hội cổ vật Sông Lam. Ảnh: Nhật Lân
 
Triển lãm tư liệu
Triển lãm tư liệu "Linh vật nghê Việt" sẽ được mở cửa từ ngày 17 -  25/5. Trong ảnh: Cán bộ Bảo tàng Nghệ An đang khẩn trương thực hiện trưng bày để đón khách tham quan, thưởng lãm các hiện vật quý. Ảnh: Nhật Lân

Tin mới