Lớp học đặc biệt ở khu tái định cư của tộc người Đan Lai

(Baonghean.vn) -  Ở bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông (Nghệ An) có một lớp học đặc biệt với tổng số 14 học sinh, học hai chương trình lớp 1 và lớp 2, do một cô giáo đảm nhiệm, được gọi là “lớp ghép”. Giáo viên đảm nhiệm lớp ghép thực sự vất vả, những khó khăn dường như được nhân đôi…
Những năm trước, điểm trường bản Thạch Sơn thuộc Trường Tiểu học Thạch Ngàn 2, xã Thạch Ngàn (Con Cuông), có nhiệm vụ dạy học cho con em của bà con Đan Lai về đây tái định cư. Năm học này, Trường Tiểu học Thạch Ngàn 1 và Trường Tiểu học Thạch Ngàn 2 sáp nhập thành Trường Tiểu học Thạch Ngàn, điểm trường bản Thạch Sơn sáp nhập về điểm trường bản Kẻ Da, cách bản khoảng 5km. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh và học sinh, nhà trường quyết định duy trì tại bản Thạch Sơn một lớp ghép gồm chương trình lớp 1 và lớp 2, do cô giáo Vi Thị Thủy đảm nhiệm. Ảnh: Công Kiên
Những năm trước, điểm trường bản Thạch Sơn thuộc Trường Tiểu học Thạch Ngàn 2, xã Thạch Ngàn (Con Cuông), có nhiệm vụ dạy học cho con em của bà con Đan Lai về đây tái định cư. Năm học này, Trường Tiểu học Thạch Ngàn 1 và Trường Tiểu học Thạch Ngàn 2 sáp nhập thành Trường Tiểu học Thạch Ngàn, điểm trường bản Thạch Sơn sáp nhập về điểm trường bản Kẻ Da, cách bản khoảng 5km. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh và học sinh, nhà trường quyết định duy trì tại bản Thạch Sơn một lớp ghép gồm chương trình lớp 1 và lớp 2, do cô giáo Vi Thị Thủy đảm nhiệm. Ảnh: Công Kiên
Lớp học có tổng số 14 học sinh (11 học sinh lớp 1 và 3 học sinh lớp 2), được bố trí hai chiếc bảng theo hai hướng khác nhau. Giáo viên chủ nhiệm luân phiên công việc giảng dạy, hướng dẫn kỹ năng cho cả 2 nhóm lớp. Ảnh: Công Kiên
Lớp học có tổng số 14 học sinh (11 học sinh lớp 1 và 3 học sinh lớp 2), được bố trí hai chiếc bảng theo hai hướng khác nhau. Giáo viên chủ nhiệm luân phiên công việc giảng dạy, hướng dẫn kỹ năng cho cả 2 nhóm lớp. Ảnh: Công Kiên
Với nhóm học sinh lớp 1, vừa bắt đầu việc học tập chưa lâu nên cô Vi Thị Thủy phải hướng dẫn từng em một, từ tư thế ngồi học, cầm bút, ghép vần và làm những phép tính đơn giản... Ảnh: Công Kiên
Với nhóm học sinh lớp 1, vừa bắt đầu việc học tập chưa lâu nên cô Vi Thị Thủy phải hướng dẫn từng em một, từ tư thế ngồi học, cầm bút, ghép vần và làm những phép tính đơn giản... Ảnh: Công Kiên
Phần lớn con em đồng bào Đan Lai chưa được làm quen với chữ cái và việc tập viết trước khi bước vào lớp 1 nên cô giáo phải giúp các em đưa từng nét chữ... Ảnh: Công Kiên
Phần lớn con em đồng bào Đan Lai chưa được làm quen với chữ cái và việc tập viết trước khi bước vào lớp 1 nên cô giáo phải giúp các em đưa từng nét chữ... Ảnh: Công Kiên
Những nét chữ đầu tiên... Ảnh: Công Kiên
Những nét chữ đầu tiên... Ảnh: Công Kiên
Với học sinh lớp 2, các em cơ bản đã viết chữ thông thạo và làm được các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100 nên cô Vi Thị Thủy thường hướng dẫn cho các em thực hiện thảo luận nhóm... Ảnh: Công Kiên
Với học sinh lớp 2, các em cơ bản đã viết chữ thông thạo và làm được các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100 nên cô Vi Thị Thủy thường hướng dẫn cho các em thực hiện thảo luận nhóm... Ảnh: Công Kiên
Học sinh lớp 2 luyện tập phép tính cộng trong phạm vi 100. Ảnh: Công Kiên
Học sinh lớp 2 luyện tập phép tính cộng trong phạm vi 100. Ảnh: Công Kiên
Sự nghiệp giáo dục đã có những bước tiến dài nhưng ở các bản làng vùng sâu, vùng xa của Nghệ An vẫn còn tồn tại mô hình lớp ghép, giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc dạy và học. Vì vậy, rất cần sự quan tâm đặc biệt của ngành Giáo dục và các cấp chính quyền. Ảnh: Công Kiên
Sự nghiệp giáo dục đã có những bước tiến dài nhưng ở các bản làng vùng sâu, vùng xa của Nghệ An vẫn còn tồn tại mô hình lớp ghép, giáo viên và học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong việc dạy và học. Vì vậy, rất cần sự quan tâm đặc biệt của ngành Giáo dục và các cấp chính quyền. Ảnh: Công Kiên

Tin mới