Luật sư nói gì về hành vi cản trở giao thông, đập phá xe của lực lượng chức năng?

(Baonghean.vn) - Hành vi cản trở giao thông, đập phá xe của lực lượng chức năng có thể sẽ bị xử lý về “Tội gây rối trật tự công cộng” và “Chống người thi hành công vụ”, đó là ý kiến của TS, Luật sư Nguyễn Trọng Hải (Đoàn Luật sư Nghệ An) về sự việc hàng trăm giáo dân đã tụ tập gây mất trật tự và cản trở giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A diễn ra vào ngày 14/2.

 » Một số giáo dân quá khích đã có hành vi vi phạm pháp luật

 » Sự trơ trẽn của ông Nguyễn Đình Thục

 » Ông Nguyễn Đình Thục đẩy giáo dân tới hành vi vi phạm pháp luật?

 » Một số giáo dân ở Quỳnh Lưu bị kích động tụ tập gây mất an ninh trật tự

Các giáo dân quá khích ném đá làm hư hỏng xe của lực lượng chức năng và người tham gia giao thông trên Quốc lộ 1A.
Các giáo dân quá khích ném đá vào xe của lực lượng chức năng và người tham gia giao thông trên Quốc lộ 1A.

"Với động cơ “đòi công lý”, nhưng thông qua hình ảnh ghi lại được, việc Linh mục Nguyễn Đình Thục kêu gọi giáo dân di chuyển vào Kỳ Anh để khởi kiện Formosa không những rất “chướng” về mặt xã hội mà theo chúng tôi là không phù hợp về mặt pháp lý. Cách hành xử rất cũ kỹ, không có gì mới. Không hợp lý ở chỗ, người dân dù là theo tôn giáo hay không theo tôn giáo đều có quyền bình đẳng trước pháp luật và được bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình một cách đàng hoàng, hợp pháp. Mặt khác việc vận dụng các cơ chế pháp lý như khởi kiện… thuộc về chủ thể là những người bị thiệt hại trực tiếp. 

Người dân kẹp ba khi diễu hành.
Nhiều giáo dân đi xe máy chở ba, mang theo cờ phướn, dàn hàng ngang gây mất an toàn giao thông.

Vì vậy, việc kêu gọi di chuyển, cả những gợi ý tham gia giao thông trái luật (đi xe chở ba) là những hành vi rất phản cảm, khó chấp nhận. Vì vậy, hoạt động này có dấu hiệu của “Tội phá hoại chính sách đoàn kết” được quy định tại Điều 87 hoặc “Tội phá rối an ninh” được quy định tại Điều 89 Bộ Luật Hình Sự (1999).

Bên cạnh đó, hành vi cản trở giao thông, đập phá xe của lực lượng chức năng có thể sẽ bị xử lý về “Tội gây rối trật tự công cộng” được quy định tại Điều 245 và “Tội chống người thi hành công vụ” được quy định tại Điều 257 Bộ Luật Hình sự (1999).

Như chúng tôi đã đề cập, công dân có quyền thể hiện quan điểm và chính kiến của mình một cách thẳng thắn, rõ ràng và đúng pháp luật. Không nên sử dụng cách thức cũ kỹ, lỗi thời, vừa không mang lại hiệu quả, vừa để lại những hệ lụy pháp lý không đáng có".

Nhóm phóng viên

TIN LIÊN QUAN

Tin mới