Mạnh tay xử lý doanh nghiệp chây ỳ lên sàn chứng khoán

Sẽ có giải pháp bắt buộc các công ty đã cổ phần hóa phải lên sàn Upcom, dù chưa phải công ty đại chúng.

Đây là thông tin mới nhất từ Bộ Tài chính trước thực trạng có rất nhiều doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hóa nhưng vì nhiều lý do vẫn trì hoãn đăng ký giao dịch và niêm yết trên sàn chứng khoán.

Cụ thể hơn, phân tích cho thấy: việc bắt buộc doanh nghiệp phải lên UpCoM, dù chưa phải công ty đại chúng thể hiện mong muốn của Bộ Tài chính về việc cổ phần hóa phải gắn chặt với việc niêm yết. Vì nếu không chịu đăng ký công ty đại chúng, không lên sàn, kể cả UPCoM, thì tiến trình cổ phần hóa của doanh nghiệp sẽ không mang lại nhiều ý nghĩa do vẫn thiếu minh bạch trong hoạt động tài chính, thiếu trách nhiệm với các cổ đông.

Việc áp dụng chế tài xử phạt của UBCK sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp sau cổ phần hóa lên sàn, qua đó, gia tăng nguồn hàng mới cho thị trường.
Việc áp dụng chế tài xử phạt của UBCK sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp sau cổ phần hóa lên sàn, qua đó, gia tăng nguồn hàng mới cho thị trường.

Tuy nhiên, liệu Bộ Tài chính có thật sự cần ban hành một quy định mới nhằm buộc các doanh nghiệp phải đăng ký giao dịch trên UpCoM (dù chưa phải công ty đại chúng) trong khi vẫn chưa sử dụng hết những công cụ hiện có của luật? 

Hiện nghị định 145/2016/NĐ-CP quy định rõ: hành vi không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán không đúng quy định bị phạt thấp nhất 10 -30 triệu đồng nếu chậm 1 tháng, cao nhất là 300 - 400 triệu đồng nếu chậm hơn 1 năm. Đối với hành vi không đưa chứng khoán đã chào bán ra công chúng và giao dịch trên thị trường có tổ chức, trong thời hạn 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, sẽ bị phạt từ 100-150 triệu đồng.

Khi chế tài phạt đã có mà doanh nghiệp vẫn chây ỳ trong việc lên sàn thì có hai nguyên nhân. Một là chế tài chưa đủ mạnh, hai là việc thực hiện chế tài chưa đủ nghiêm. Cả hai điểm này đều thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý. Nếu mức phạt quá thấp chưa đủ răn đe thì nên kiến nghị sửa. Nếu việc thực hiện chưa đủ nghiêm thì phải kiểm điểm lại.

Do vậy, cơ quan quản lý chỉ nên đề xuất những giải pháp mới chỉ khi đã thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định hiện có mà vẫn không hiệu quả, nhằm tránh những xáo trộn không đáng có cho doanh nghiệp và thị trường.

Theo Báo Tiền phong

TIN LIÊN QUAN

Tin mới