Máy cấy lúa không động cơ của 2 'kỹ sư làng' xứ Nghệ

(Baonghean.vn)- Hơn một năm trời mày mò thử nghiệm, đầu năm 2015, 2 anh em ruột Trần Ngọc Bằng và Trần Ngọc Phúc, xóm Tân Thiết, xã Nghĩa Liên (Nghĩa Đàn - Nghệ An) cho ra đời chiếc máy cấy không động cơ. Đây được xem là bước cải tiến đáng kể trong việc áp dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng.

2
Vốn có nghề cơ khí cầm tay 2 anh em luôn ấp ủ phải làm sao để việc cấy cày của gia đình đỡ vất vả. Cùng với việc lên bản vẽ, thiết kế, 2 anh em bắt tay thực hiện từng công đoạn để chế ra chiếc máy cấy lúa. Theo đó nhiều phương án đã được loại bỏ, cuối cùng, anh em thống nhất cho ra đời một chiếc máy cấy không động cơ để vừa giảm chi phí, vừa thuận lợi khi vận hành.
4
Tuy nhiên, theo anh Bằng, để chiếc máy đưa đến sự tiện ích nhất khi sử dụng, trong quá trình "sáng chế", hai anh đã phải thay thế, cải tiến một số chi tiết so với thiết kế ban đầu.
5
Không khác máy cấy bằng động cơ, máy cấy thủ công do anh Trần Ngọc Bằng và Trần Ngọc Phúc sáng chế cũng có khay trượt để chia mạ.
nnn
Các chi tiết của máy khớp với nhau với độ chuẩn xác cao. Tiện lợi tới mức có thể dùng tay lắp ráp các bộ phận. Khi không sử dụng có thể tháo rời để lau chùi, cất để vụ sau dùng.
k
Cùng với việc cho bà con trong xóm, trong xã mượn sử dụng miễn phí, 2 anh cũng đã sản xuất khi có đơn đặt hàng của nông dân các địa phương. Mỗi "cỗ máy" giá 2,5 triệu đồng.
4
Chiếc máy không dùng động cơ mà vận hành bằng sức kéo, nguyên liệu chủ yếu bằng thép hộp nên khá nhẹ (khoảng 16 kg). Người dùng chỉ cần một tay kéo máy, một tay điều khiển bộ giàn cò gắp mạ cấy xuống ruộng.
ư
Ưu việt của chiếc máy là giảm chi phí, công sức mỗi vụ. Theo nhận xét của anh Hồ Giang Nam, một trong những người sử dụng máy cấy này cho biết: “Máy cấy này dễ sử dụng. Theo cách cấy lúa truyền thống, người lao động cấy bằng tay, 3 người trong một ngày chỉ cấy được 1 sào, còn chiếc máy này chỉ hơn một giờ đồng hồ, cấy được 1 sào. 

Video chiếc máy cấy lúa không động cơ vận hành trên đồng ruộng

Đặng Cường

TIN LIÊN QUAN

Tin mới