Mẹo hay để cành đào, chậu mai tươi suốt ngày Tết

Ai cũng muốn cành đào, chậu mai ngày Tết được tươi lâu, nhưng không phải ai cũng biết chăm sóc những cây, hoa này đúng cách để cây hoa tươi lâu trong dịp Tết.

Lâu nay, nhiều người vẫn cho rằng đốt gốc sẽ giúp cành đào tươi lâu hơn nhờ tác dụng diệt khuẩn và nấm mốc xâm nhập vào các bó mạch dẫn của thân cành, và hạn chế cành đào chảy nhựa. Tuy nhiên việc làm này hại nhiều hơn lợi.

Đúng là theo kinh nghiệm dân gian thì sau khi chặt cành đào nên đốt phần gốc của cành, để hạn chế cành đào chảy nhựa sẽ mất chất dinh dưỡng, khiến đào nhanh tàn. Việc này cũng làm nước cắm đào sạch, lâu phải thay nước, và còn ngăn ngừa khả năng vi khuẩn và nấm mốc tấn công vào bên trong thân cành làm hỏng đào.

Tuy nhiên, ông khẳng định cách làm này cũng đòi hỏi kỹ thuật chứ không đơn giản chỉ là châm lửa và hơ cháy gốc. Nếu quá tay, già lửa sẽ làm cháy gốc, gây tổn thương các mạch dẫn, khiến nước không lên nuôi cành được, sẽ làm cho cành đào Tết lại nhanh héo, hoa chóng tàn.

Muốn có cành đào đẹp, tươi lâu trong ngày Tết, nên đặt cành đào trong nhà, vị trí khuất gió để giữ ấm, có thể bổ sung thêm vài viên vitamin B1 hay phân kali trong nước cắm để tăng cường dinh dưỡng cho cành đào.

Ngoài ra, nếu thời tiết giá lạnh thì người chơi đào có thể tưới thêm nước ấm để kích thích đào ra hoa.

Mai vàng miền Nam cũng được không ít người chơi hoa chọn để trưng bày trong dịp Tết. Tuy nhiên, cách chăm sóc những cây mai “đỏng đảnh” này phải phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết.

Nhiều người nghĩ rằng mai miền Nam ưa nắng nóng nên cần tưới nước ấm để cây ra hoa bền đẹp, nhưng thực tế thì không phải vậy.

Thường thì vào khoảng 23 tháng chạp, nụ mai bung vỏ lụa là vừa tầm để chơi Tết. Nếu chậu mai của bạn sau ngày này vẫn chưa bung vỏ lụa ở nụ thì phải “thúc” bằng cách đem chậu mai ra phơi nắng và tưới nước chút ấm khoảng 40 độ vào tầm trưa, thậm chí nếu cần thì thắp đèn điện sưởi ấm vào ban đêm.

Nếu nụ đã bung vỏ lụa và bắt đầu chớm nở thì phải đưa chậu mai vào chỗ râm mát, và chỉ tưới vào sáng sớm hay chiều mát. Nên tưới nhiều lần, chú ý tưới đẫm nước cho cây, nhưng chậu phải có lỗ thoát nước để tránh làm úng rễ.

Nếu nụ đã căng quá và có “nguy cơ” nở trước Tết thì hãy pha thêm một chút phân urea vào nước tưới để kích thích cho cây mai ra lá non sẽ có tác dụng kím hãm làm cho hoa nở chậm lại.

Cũng có thể đào nhẹ quanh gốc để làm đứt một số rễ cám, hạn chế tốc độ sinh trưởng của cây. Khi mai đã ra hoa để chơi Tết, phải đặt chậu mai ở nơi thoáng mát, đủ sáng, nơi có gió lùa sẽ làm mai mất nước, hoa và nụ dễ rụng sớm. Để chỗ quá tối, thiếu sáng cũng khiến hoa mau rụng.

Tin mới