Mẹo siêu tiết kiệm chi tiêu Tết có thể bạn chưa biết

(Baonghean.vn) - Đề cao việc ‘của nhà trồng được’, khảo sát giá, không mang nhiều tiền ra chợ, tận dụng đồ cũ,… là những mẹo mua sắm Tết hiệu quả, giúp bạn chuẩn bị một cái Tết Đinh Dậu đầy đặn mà lại nhàn hạ nhất.

Tết sum vầy. Ảnh minh họa
Biết cân đối trong chi tiêu, gia đình bạn sẽ có một cái Tết đầy đặn nhưng vẫn nhàn hạ. Ảnh minh họa

1. Cần có dự trù và kế hoạch mua sắm Tết

Tùy theo hoàn cảnh gia đình và túi  tiền, bạn nên dự trù hẳn một khoản chi phí cụ thể để mua sắm Tết. Vạch rõ từng khoản chi và "giương cao quyết tâm" không tiêu quá mức tiền đã định.

2. Kiểm tra đồ dùng và lập ngay danh sách cần mua

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

3. Tận dụng đồ cũ  

Thay vì tốn một khoản tiền không nhỏ để mua đồ mới, có những đồ vật cũ bạn có thể tái sử dụng để tiết kiệm như: những đồ trang trí cây đào, mai, quất; câu đối...

Huy động trí tưởng tượng, sáng tạo của mọi thành viên trong gia đình, biến những đồ cũ không dùng đến như: hộp bìa cát tông, những ấm trà, chiếc cốc, ly thủy tinh cũ… thành những chiếc lọ cắm hoa, những chiếc hộp đựng đồ mới…. Như thế vừa tiết kiệm lại vừa tạo được sự mới mẻ, độc đáo.

4. Tranh thủ mua sắm Tết ngay từ bây giờ

Theo quy luật tất yếu của thị trường, vào những ngày giáp Tết, sức mua tăng lên thì cũng là lúc tất cả các mặt hàng hóa cũng bắt đầu tăng giá chóng mặt. Bởi thế, nếu có thời gian, bạn nên bắt đầu mua sắm dần ngay từ những ngày trước Tết. Như vậy bạn sẽ tiết kiệm được 1 khoản tiền đáng kể.

Tất nhiên khi mua sắm một số mặt hàng hóa trước Tết, khách hàng nên chú ý xem hạn sử dụng của sản phẩm để đảm bảo hàng hóa vẫn có chất lượng tốt nhất.

5. Tham khảo và so sánh giá trước khi mua

Việc mua sắm sớm sẽ cho bạn thêm nhiều thời gian để lựa chọn những đồ dùng cần thiết. Vì thế, chị em nên dành một chút thời gian để lên internet hay đừng ngại ngần bỏ chút thời gian đi dạo một vòng quanh chợ, siêu thị, cửa hàng để có thể xem xét hết giá cả và các mặt hàng thiết yếu cần mua, sau đó mới quyết định mua những mặt hàng nào.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tuyệt đối tránh mua hàng lúc đang vội vã hoặc mua thời điểm quá cận Tết vì lúc đó bạn sẽ mua phải nhiều thứ không cần thiết với giá đắt đỏ.

6. “Săn” khuyến mại nhưng đừng quá đà

Thời gian gần Tết, hầu hết các cửa hàng, siêu thị đều có những chương trình khuyến mại, giảm giá hấp hẫn cho các mặt hàng. Đây sẽ là dịp tốt để chị em mua sắm một cách tiết kiệm. Thế nhưng, cũng đừng vì quá ham đồ rẻ, đồ tặng kèm mà mua sắm quá tay.

Với danh sách các đồ dùng cần mua và số lượng cụ thể, chị em nên tỉnh táo “cân đo đong đếm” xem thực tế khuyến mại trị giá là bao nhiêu, có sử dụng được hay không, từ đó chọn mua cho mình những mặt hàng phù hợp.

7. Rủ nhau mua chung hàng hóa Tết với số lượng lớn

Nhu cầu mua sắm là khác nhau, nhưng hầu hết các hộ gia đình đều cần sắm những loại hàng hóa rất đặc chưng để chuẩn bị Tết. Rủ thêm bạn bè, người thân, hàng xóm cùng mua sắm chung đồ Tết để được hưởng mức giá đại lý hoặc được ưu đãi, khuyến mãi hậu hĩnh hay quà tặng đi kèm, chắc chắn cũng giúp bạn tiết kiệm thêm được một khoản.

8. Về quê hoặc ra chợ đầu mối mua thực phẩm Tết

Vào những ngày Tết, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của gia đình bạn sẽ tăng lên đáng kể, chính vì vậy, thay vì mua hàng ở chợ gần nhà hay siêu thị như mọi lần, bạn nên dành thời gian đi chợ đầu mối và chợ quê để chọn mua thực phẩm, đảm bảo bạn sẽ rất ngạc nhiên với mức giá và độ tươi ngon.

9. Đề cao tinh thần “của nhà trồng được”

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bánh chưng, giò xào, giò lụa, mứt, dưa hành muối…. đều là những thực phẩm ăn Tết mà bạn có thể làm ở nhà. Nếu có thời gian, điều kiện, bạn nên tự tay làm những món ăn đó thay vì mua ngoài quán, vừa không đảm bảo vệ sinh, vừa tốn kém.

Bạn có thể huy động các thành viên trong gia đình cùng tham gia. Đây cũng là một cách tăng cường mối liên hệ tình cảm, sự thân thiết giữa mọi người trong gia đình.

10. Không mang nhiều tiền khi đi sắm Tết

Khi đi mua sắm cho dịp Tết, bạn chỉ nên mang một số tiền vừa đủ với nhu cầu của mình. Tránh mang quá nhiều tiền, bởi khi đó, bạn sẽ sẵn sàng phóng tay cho những món hàng không nằm trong kế hoạch.

11. Tặng quà đúng cách

Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn, sự quan tâm đến gia đình, bạn bè, đối tác, đồng nghiệp,… chính vì vậy chắc chắn quà Tết sẽ khiến bạn tiêu tốn một khoản không nhỏ.

Món quà ý nghĩa nhất bố mẹ bạn mong chờ là một cái Tết sum vầy. Ảnh minh họa
Món quà ý nghĩa nhất bố mẹ bạn mong chờ là một cái Tết sum vầy. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là món quà phải thể hiện được tình cảm, thái độ trân trọng của bạn đối với người được nhận chứ không nhất thiết phải là món quà đắt tiền. Đôi khi chính những món quà bạn tự làm, như món ăn ngon bạn tự tay chế biến,… cũng sẽ là những món quà Tết rất ý nghĩa và khiến người nhận vô cùng cảm kích.

12. Cuối cùng, đơn giản hóa dịp Tết

Chị em nên hiểu rằng, Tết là dịp để gia đình đoàn tụ, sum họp chứ không phải để “trưng diện” và “ăn chơi tẹt ga”. Vì thế, chị em nên mua sắm vừa đủ nhu cầu sử dụng, tránh tình trạng sẵn sàng chi bất cứ giá nào để trưng diện mà quên đi ý nghĩa dịp Tết.

Gợi ý danh sách một số thực phẩm cần mua cho ngày Tết:

Những thứ cần mua sớm:

- Bưởi: Bưởi là một món thực phẩm “chống ngán”, “chống hanh hao” cho ngày Tết rất tuyệt. Đây cũng là loại quả để được lâu, bạn có thể mua từ 10 - 30 quả đủ để dùng cho cả tháng Tết.

- Bia: 1 thùng

- Hạt cắn chắt như dẻ cười, hạt dưa, hạt bí, hạt hướng dương, hoa quả sấy khô, ô mai, bánh kẹo…

- Măng, miến, nấm hương, mộc nhĩ, dấm, đồ khô nói chung.

Những thứ mua vào sát Tết:

- Nấm tươi các loại để ăn lẩu.

- Rau củ các loại để ăn lẩu, làm nộm, làm dưa góp

- Giò tai, lưỡi, giò gà, giò lụa: Nếu bạn không thể tự làm được thì nên mua thực phẩm này vào ngày giáp Tết.

- Bánh chưng: tự tay làm bánh bạn sẽ thấy không khí Tết ấm áp hơn

- Mâm ngũ quả: đợi 26 - 28 Tết mới mua

- Hoa ly hoặc lay ơn: Đây là loại hoa cắm bền nhất, lại rất hợp với không khí Tết. Nên mua ít nhất 1 bình vào khoảng 28 - 29 Tết.

Hoa Lê

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới