Nghệ An: Đeo gông cho lợn thả rông

(Baonghean.vn) - Chăn nuôi lợn thả rông là hình thức có từ lâu đời của các đồng bào dân tộc ở miền Tây Nghệ An. Dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên, việc chăn nuôi theo hình thức này giúp bà con có nguồn thực phẩm sạch và ngon. 

Lên với các bản làng ở miền Tây Nghệ An, chúng ta dễ bắt gặp những đàn lợn thông thả đi kiếm ăn ở hai bên các lề đường hoặc ở vìa các cánh rừng.
Lên với các bản làng ở miền Tây Nghệ An, chúng ta dễ bắt gặp những đàn lợn thông thả đi kiếm ăn dọc các con đường, trong bản hoặc ở các bìa rừng.
Vào những ngày nắng nóng, lợn cũng
Vào những ngày nắng nóng, lợn cũng "nép" dưới bùn để tắm mát.
Một số gia đình ở miền Tây Nghệ An có đàn lợn lên đến hàng chục, hàng trăm con.
Có những gia đình nuôi đến hàng chục, thậm chí hàng trăm con lợn thả rông, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ.
Đến ngày mùa, con lợn nào phá quá sẽ được chủ nhà đeo gông vào cổ.
Những con lợn hay quậy phá hoặc vào nhà tìm thức ăn thường được chủ nhà đeo "gông" vào cổ để hạn chế sự di chuyển trong không gian hẹp.
Chuồng trại dành cho đàn lợn cũng hết sức thô sơ.
Chủ yếu nuôi lợn theo hình thức thả rông nên chuồng trại được dựng khá sơ sài.
Những chiếc máng dành cho lợn ăn cũng được chế từ vật liệu tự nhiên.
Những chiếc máng chứa thức ăn cho lợn ăn cũng được chế tạo đơn giản.
Đàn lợn thả rông thường đi ăn xa, có nhiều chủ nhà dùng phương pháp gõ kẻng, có người gọi, có người thì chọn thời gian nhất định để cho lợn ăn. Thức ăn chính của lợn thả rông thường do chúng tự kiếm, còn thức ăn do gia đình cung cấp cũng chỉ là thức ăn bổ sung. Hình thức chăn nuôi này tuy hiệu quả không cao bằng các hình thức khác, tuy nhiên nó lại mang đến cho thị trường một lượng thực phẩm sạch và an toàn.
 Hình thức chăn nuôi lợn thả rông tuy hiệu quả không cao bằng các hình thức nuôi nhốt nhưng là một nét riêng độc đáo của vùng cao.

Đình Tuân

TIN LIÊN QUAN

Tin mới