Cây kiếm trừ ma và những trận kịch chiến của thầy mo

(Baonghean.vn) - Thầy mo được xem như người có thể đến thế giớ tâm linh chiến đấu với ma quỷ để giải cứu hồn vía người đi lạc hoặc bị bắt đi. Để chiến đấu với ma quỷ, thầy mo phải cần đến một cây kiếm.

Đây cũng là 2 cây kiếm từng được những thầy mo ở miền núi Nghệ An sử dụng từ hàng trăm năm về trước.
Đây là 2 cây kiếm từng được những thầy mo ở miền núi Nghệ An sử dụng từ hàng trăm năm về trước.

Thầy mo từng là lực lượng rất uy quyền trong xã hội cũ ở miền núi. Họ không thể hiện quyền uy bằng sức mạnh mà chủ yếu là nhờ đức độ và việc làm của mình mang lại sự bình yên về mặt tinh thần cho cộng đồng.

Theo ông Lương Viết Thoại, một người nghiên cứu văn hóa bản địa ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) thì mo khác với thầy bói. Họ chỉ trừ ma, cúng linh hồn, giả trừ tai ách như một liệu pháp về tinh thần giúp con người vượt qua bệnh tật, may rủi chứ không hành nghề bói toán hay tuyên truyền mê tín dị đoan. Tuy vậy thì thầy mo thường được nhờ đi hành lễ khi có lời “phán” của thầy bói.

Một người gặp giấc mơ không lành, ốm đau lâu ngày, đi nằm viện thường mang áo, đôi khi là những lá trầu đến thầy bói nhờ xem giúp. Nếu thầy bói “nhìn” ra một cái hạn, thậm chí là linh hồn đi lạc, bị bắt giam lại bởi rồng hay một thế lực thần linh nào đó, người nhà phải nhờ đến thầy mo vào cuộc để giải cứu. Như vậy ít nhiều thì những người xem bói và thầy mo cũng có những liên quan.

Ở miền núi Nghệ An có "2 ngành" gọi là mo “một” và mo “môn”. Vẫn theo ông Lương Viết Thoại thì có thể hình dung mo “môn” là quan võ và mo “một” là quan văn trong triều đình xưa. Chính về thế mà vật dụng giúp hành lễ cũng khác nhau.

Cây kiếm là vật không thể thiếu đối với mo “môn”. Tuyệt đại đa số thầy mo dòng “mo môn” đều là nam giới. Khi hành lễ, thầy mo mặc áo dài đỏ, mũ trùm đen hoặc đỏ. Mo môn thường xuất hiện trong vai trò như người hung giải trừ tà ma đang ám vào một gia đình, một cá nhân hay vùng đất nào đó. Trong bài cúng của mình, thầy mo thường cầm kiếm cúng và đôi khi phải “giao chiến” với ma quỷ. Người xem lễ có thể thấy cảnh thầy cúng bất thần tuốt kiếm chém vào không khí sau khi bài cúng kết thúc. Đôi khi cả là những màn rượt đuổi gay cấn giữa thầy mo và ma quỷ.

Cây kiếm là vật dùng không thể thiếu của người thầy mo vì thế nó được bảo quản rất cẩn thận. Sau khi vị thầy mo đã qua đời, nhiều gia đình còn giữ lại như một báu vật. Trong ảnh là cây kiếm của vị thầy mo đã truyền qua 4 thế hệ ở Con Cuông, Nghệ An
Cây kiếm là vật dùng không thể thiếu của người thầy mo vì thế nó được bảo quản rất cẩn thận. Sau khi vị thầy mo đã qua đời, nhiều gia đình còn giữ lại như một báu vật. Trong ảnh là cây kiếm của vị thầy mo đã truyền qua 4 thế hệ ở Con Cuông, Nghệ An

Trong khi làm lễ thầy mo như nhập đồng. Theo quan niệm của những người hành nghề thì đó là lúc mo thực sự sống trong thế giới tâm linh. Đối với thầy mo đó là những cuộc kịch chiến thực sự, đôi khi là một mất một còn với thế lực siêu nhiên. Để đánh đuổi ma quỷ ban đầu hai bên phải thi gan bằng lời qua tiếng lại, bằng những thứ binh khí đeo bên mình. Gặp phải kẻ “có sừng, có mỏ” mới phải tuốt kiếm. Nếu chạm trán với con ma lớn, một trận quyết đấu xảy ra là điều khó tránh khỏi. Đôi khi kẻ chiến bại lại chính là thầy mo.

Cụ Lương Phúc (96 tuổi) trú bản Tờ xã Yên Khê, Con Cuông (Nghệ An) kể rằng hồi còn trẻ từng chứng kiến một cuộc bại trận của thầy mo, người được người dân trong vùng rất tin cậy và cũng rất kiêu ngạo. Ông không ngần ngại một thế lực ma quỷ nào. Lần đó trong bản có người ốm nặng. Thầy bói đoán rằng vía của người này bị rồng dưới vực nước bắt về thủy phủ làm người hầu. Mo trong vùng ai cũng ngại giải cứu, ông mo nọ liền nhận giúp.

Trong cuộc hành lễ, người ta thấy thầy mo múa kiếm một lúc lâu rồi thu binh khí lại. Thầy mo co rùm người, ngồi phệt xuống ghế mây. Chỉ môt lát sau ngã lăn ra đất. Biết bạn đã thua trận, những thầy mo trong hội hải đi gọi thầy của họ đến để giải cứu. Sau gần nửa ngày khấn xin, ông mo nọ mới hồi tỉnh. Sau lần thất bại này, thầy mo nọ cũng bỏ việc hành lễ luôn.

Kiếm của thầy mo
Một cây kiếm của thầy mo
Không chỉ có người Thái, một số cộng đồng thiểu số khác thầy mo cũng dùng kiếm. Trong ảnh là cây kiếm của thầy mo người La Ha trưng bày tại Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam (Cầu Giấy – Hà Nội).
Không chỉ có người Thái, một số cộng đồng thiểu số khác thầy mo cũng dùng kiếm. Trong ảnh là cây kiếm của thầy mo người La Ha trưng bày tại Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam (Cầu Giấy – Hà Nội).

Mo là một công việc chẳng hề dễ dàng. Ngay từ việc theo học nó đã là một điều khó khăn. Những ông mo giỏi thường có rất nhiều con nuôi và học trò của mình. Họ là những người được mo quý mến hoặc mang ơn sâu, được mo chữa bệnh, cho thuốc để có con, giúp giả trừ tà ma. Vì mến mộ, trong lòng cũng muốn theo nghề mo nên theo cốt để học. Tuy vậy mỗi thầy mo chỉ chọn lấy một hai người trong số đông đảo những con nuôi, học trò của mình để truyền lại những bí quyết hành lễ. Người có “duyên” mới được chọn.

Tuy vậy thì người được truyền bí quyết cũng chỉ giám hành lễ khi thầy của mình đã già yếu. Khi đã qua một vài lần làm lễ “ky xá” để phong cấp, thầy mo cũng có thể hành lễ những việc quan trọng như dẫn linh hồn người chết về trời, trừ tà ma.

Khi đã có thể hành lễ, mo môn thường được trang bị một cây kiếm. Kiếm có thể do thầy truyền lại hoặc cũng có thể tự rèn, sắm. Từ đó nó trở thành vật thiêng được những người theo ngành mo “môn” gìn giữ cần thận, thậm chí khi mo đã qua đời, con cháu vẫn giữ chiếc áo và cây kiếm của thầy mo như vật gia bảo của gia đình.

HỮU VI

TIN LIÊN QUAN

Tin mới