Bản Đan Lai 'khát' điện

(Baonghean.vn) - Hàng trăm hộ người Đan Lai ở huyện Con Cuông (Nghệ An) vẫn đang ngày đêm mong ngóng điện lưới quốc gia, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, những bản vùng xa này vẫn phải dùng điện tự tạo.

Anh1.jpg

Anh Vi Văn Tâm tỏ ra rất bức xúc bởi những thiết bị điện cứ sắm rồi lại hỏng vì nguồn điện lúc yếu, lúc mạnh

Bản Khe Bu xã Châu Khê (Con Cuông – Nghệ An) cách trung tâm huyện lị gần 30km. Người Đan Lai, cộng đồng đã chạy trốn cường hào hơn 200 năm về trước từ huyện Thanh Chương đã chọn nơi này định cư. Cuộc sống nhiều khó khăn, hộ nghèo chiếm tuyệt đại đa số nên được chính quyền và người hảo tâm quan tâm đặc biệt. Đầu những năm học mới, lễ tết đều có các đoàn từ thiện tìm đến trao quà và thực hiện những hoạt động nghĩa cử khác.

anh2.jpg

Việc vận hành máy phát điện mini cũng đòi hỏi nhiều công sức và tốn kém. Chỉ cần một cọng rác vướng vào tua bin cũng có thể gây mất điện

Thế nhưng theo anh Vi Văn Tâm, một trong số những người Thái ít ỏi ở bản Khe Bu thì bà con vẫn mong mỏi và cần kíp nhất là điện lưới quốc gia. Anh cho biết gia đình đã sống ở bản này gần 30 năm nay. Dân bản chủ yếu chỉ có đèn dầu và điện tự tạo từ những chiếc tuabin nhỏ. Nguồn điện phập phù, lúc yếu lúc mạnh khiến nhiều thiết bị điện hư hại.

“Âm li, đầu thu đều cháy hết rồi. Bóng đèn thì không biết mỗi năm thay bao nhiêu chiếc.” Anh Tâm nói, vẻ bức xúc.

anh3.jpg
Theo những người dân ở bản Khe Bu mỗi năm bà con mất đến vài triệu đồng cho việc sửa chưa thay thế máy phát điện mini

Gần như toàn bộ 126 hộ dân trong bản đều phải dùng nguồn điện phập phù này, chỉ có một số ít hộ dân và cơ quan nhà nước được thụ hưởng điện từ máy phát của cột phát mạng di động.

Những chiếc máy phát điện mini đặt dưới suối từ lâu trở thành hình ảnh quen mắt ở bản Khe Bu. Nguồn điện phập phù, máy phát mini lại chóng hỏng do nước bào mòn và bị lũ cuốn trôi. “Mỗi lần có một cơn mưa lớn thì kiểu gì hôm sau cũng có nhà phải thay mới tuabin nước.”, anh Lê Văn Hợp, một cư dân bản Khe Bu chia sẻ.Gần như toàn bộ 126 hộ dân trong bản đều phải dùng nguồn điện phập phù này, chỉ có một số ít hộ dân và cơ quan nhà nước được thụ hưởng điện từ máy phát của cột phát mạng di động.

                                                         Anh4.jpg

                                                                “Chiếc “cột điện” ở bản Khe Bu

“Mỗi lần thay bi cũng hết 5,6 trăm nghìn, còn bị cháy cuộn điện thì mất triệu rưỡi. Cánh quạt tua bin thì gần như phải thay vài tháng một lần. Tính ra chi phí cho việc vận hành điện nước, mỗi năm hết vài triệu bạc.”- một người dân bản Khe Bu chia sẻ. Cuộc số đại đa số bà còn đều dựa vào hái lượm tự nhiên, thu nhập cũng phập phù như nguồn điện nước nên đại đa số số hộ trong bản không có điều kiện mua máy phát điện mini.

Với những nhà này, họ nhiều khi còn không đủ tiền mua dầu thắp sáng, phải ăn tối từ khi mặt trời chưa lặn. Tối đến họ "giải trí" bằng cách đến những nhà có điện nước xem nhờ ti vi hoặc lên giường ngủ cho đến sáng hôm sau.

Do vậy, con suối Khe Bu luôn có một nhóm người đi sửa điện nước. Hệ thống máy móc, dây rợ lắp đặt sơ sài tạm bợ, giăng mắc trên ngọn cây, hàng rào, hoặc được chống bằng những cây tre yếu ớt tiềm ẩn nguy cơ tai nạn do điện giật.

Anh5.jpg
Hệ thống dây sợ được lắp đặt giăng mắc trên hàng rào tiềm ẩn nguy cơ tai nạn do điện giật

Vẫn biết là nguy hiểm và tốn kém hơn so với dung điện lưới quốc gia nhưng bà con cũng “đành phải chấp nhận”. Họ cũng không biết được bao giờ thì bản có điện. Ngay cả những người làm chính sách  địa phương khi được hỏi cũng không biết được thời điểm bản người Đan Lai này có lưới điện quốc gia. Ông Vi Đình Khai, Bí thư Đảng ủy xã Châu Khê chia sẻ rằng hiện tại ngành điện mới chỉ đo đạc và lên kế hoạch về mặt kỹ thuật chứ chưa có lộ trình rõ ràng về việc cấp điện cho những bản làng chưa có lưới điện.

Anh6.jpg

Ở bản Cò Phạt và Khe Búng xã Môn Sơn bà con vẫn phải chung sống với nguồn điện phập phù từ nguồn nước suối.

Ngoài bản Khe Bu, địa bàn xã Châu Khê còn có bản Khe Nà và quần cư Khe Nóng vồn chưa thành lập được bản là con thiếu lưới điện quốc gia. Ở 2 bản Cò Phạt và Khe Búng xã Môn Sơn là những cộng đồng người Đan Lai xa xôi nhất cũng chung tình trạng phải dùng nguồn điện từ những chiếc máy phát nhỏ đặt dưới lòng suối. Cột điện và đường dây đã được lắp đặt ở bản Cò Phạt từ hơn 1 năm nay nhưng bà con vẫn chỉ biết chong mắt chờ đóng điện.

Hà Phượng

TIN LIÊN QUAN

Tin mới