Vợ chồng người Khơ mú thổi sáo bằng mũi

(Baonghean.vn) - Với niềm đam mê nhạc truyền thống, vợ chồng ông Moong Văn Dũng và bà Cụt Thị Chiến ở bản Na Bè (xã Xã Lượng - Tương Dương) đã tự tìm tòi, học hỏi và chơi được nhiều loại nhạc cụ. Điều đáng ngạc nhiên, ông bà còn thổi được sul (1 loại sáo của người Khơ mú) bằng mũi.

Clip vợ chồng ông Moong Văn Dũng thổi sáo bằng mũi:

Vốn quê ở huyện miền núi Kỳ Sơn về định cư ở bản Na Bè (xã Xã Lượng) đã hơn 20 năm nay, vợ chồng ông Moong Văn Dũng và bà Cụt Thị Chiến rất đam mê với âm nhạc truyền thống của người Khơ Mú.
Vốn quê ở huyện miền núi Kỳ Sơn về định cư ở bản Na Bè (xã Xá Lượng, huyện Tương Dương) đã hơn 20 năm nay, vợ chồng ông Moong Văn Dũng và bà Cụt Thị Chiến rất đam mê với âm nhạc truyền thống của người Khơ mú.
Ông Dũng cho biết, hiện tại 2 vợ chồng ông đã sưu tầm, học hỏi và chơi được 6 loại nhạc cụ như pì, tòt, sul (các loại sáo), đào đào, khèn môi, khèn bè.
Ông Dũng cho biết, hiện tại 2 vợ chồng ông đã sưu tầm, học hỏi và chơi được 6 loại nhạc cụ như pì, tòt, sul (các loại sáo), đào đào, khèn môi, khèn bè.
Những lúc rảnh rỗi việc nương rẫy, ông Dũng lại tự mày mò chế tạo ra các loại nhạc cụ cổ truyền của người Khơ Mú.
Những lúc rảnh rỗi việc nương rẫy, ông Dũng còn tự mày mò chế tạo ra các loại nhạc cụ cổ truyền của người Khơ mú.
Cây sul (sáo 2 lỗ) rất đơn giản nhưng đòi hỏi phải có kỹ thuật cao.
Cây sul (sáo 2 lỗ) rất đơn giản nhưng đòi hỏi phải có kỹ thuật cao.
Loại sáo này được vợ chồng ông thổi bằng mũi cất lên các điệu tơm truyền thống.
Loại sáo này được vợ chồng ông thổi bằng mũi cất lên các điệu tơm truyền thống.
Cây sáo pì lại được làm rất phức tạp gồm 7 khúc nối vào nhau.
Cây sáo pì lại được làm rất phức tạp gồm 7 khúc nối vào nhau từ nhỏ đến lớn.
Cây sáo tòt có 1 lỗ hơi và 4 lỗ tiếng với âm điệu thánh thót.
Cây sáo tòt có 1 lỗ hơi và 4 lỗ tiếng với âm điệu thánh thót. Theo ông bà cho biết, làm được các loại nhạc cụ như hiện nay là do ngày trước vợ chồng mày mò học hỏi theo các cụ già làng. 
Một loại nhạc cụ đơn giản thường được phụ nữ Khơ Mú sử dụng là đào đào làm từ 1 ống nứa vót đều 2 bên.
Một loại nhạc cụ đơn giản thường được phụ nữ Khơ mú sử dụng là đào đào làm từ 1 ống nứa vót đều 2 bên nhưng không nhiều người biết sử dụng nó. Khi đánh đào đào âm thanh vang lên trầm đục như tiếng cồng chiêng.
Những lúc rảnh rỗi, ông Moong Văn Dũng và vợ luôn tập trung con cháu lại hướng dẫn họ cách sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống của người Khơ Mú với mong muốn con cháu mình không để mất đi nét đẹp này.
Không chỉ đam mê chơi, chế tạo các loại nhạc vụ, những lúc rảnh rỗi ông Moong Văn Dũng và vợ còn hướng dẫn con cháu cách sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống của người Khơ mú, với mong muốn các loại nhạc cụ này được lưu truyền, sử dụng, góp phần gìn giữ nét văn hóa riêng có của đồng bào Khơ mú.

 Đào Thọ

TIN LIÊN QUAN

Tin mới